Tổng quan du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VÀ SỰ SẴN SÀNG ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 33)

7. Kết câu luận văn

2.1. Tổng quan du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịchởHuế

Là một trong những tỉnh thuộc Vùng Kinh tếtrọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huếnằm trên trục giao thông chính, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với quy mô lớn phục vụcho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Kông; có sân bay quốc tếPhú Bài nằm trên quốc lộ1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 87,97 km biên giới với nước CHDCND Lào. Thừa Thiên Huế được xác định là cực phát triển kinh tếquan trọng của vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông.. Với những lợi thếriêng, Cố đô Huế đang lưu giữ5 DSVHđược thếgiới công nhận, đó là Quần thểdi tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữHán trên kiến trúc cung đình Huế. Mới đây, Huếcùng 8 tỉnh, TP khác tiếp tục trởthành chủnhân của thêm một di sản vừa được UNESCO công nhận đó là nghệthuật bài chòi, có dòng sông Hương nổi tiếng đẹp và thơ mộng, có vườn quốc gia Bạch Mã, có vịnh Lăng Cô được bình chọn là một trong những vịnh đẹp nhất thếgiới, văn hóaẩm thực xứHuế, hệthống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn.

Du khách đến Huếsẽ được thưởng thức những giai điệu, giọng hò sâu lắng, trữtình của những cô gái Huếdịu dàng, đằm thắm trong những tà áo dài truyền thống của Việt Nam khi đang du ngoạn ngắm toàn cảnh dòng sông Hương thơ mộng trên những chiếc thuyền rồng. Du khách cònđược thưởng thức những món ăn cung đình, những đặc sản nổi tiếng được chếbiến một cách tỷmỉvới công thức truyền thống. Bên cạnh đó, du khách có thểtham gia vào các làng nghềthủcông như hoa giấy thanh tiên, nón bài thơ xứHuế..., tựlàm và đem sản phẩm của mình vềlưu niệm. Với hơn 500 lễhội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễhội Cầu Ngư, Điện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Festival Huếtổchức định kỳhai năm một lần, hội tụnhững nét văn hóa đậm chất Huếnói riêng cũng như Việt Nam và các nước trên thếgiới nói chung, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến Huế.

Phát huy lợi thếthành phốcủa những di sản và lễhội - nguồn tài nguyên quý giá của du lịch, ngành kinh tế- du lịch kết hợp với những tiềm năng khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trởthành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cảnước, thực hiện sựliên kết vềdu lịch với các tour du lịch trong tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây với các điểm du lịchở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, hình thành nên “Conđường di sản miền Trung”. Dịch vụdu lịch ngày càng chiếm tỷtrọng lớn trong cơ cấu kinh tếcủa tỉnh, trởthành một trong ba ngành kinh tếmũi nhọn của Thừa Thiên Huế.

Hiện nay, du lịch văn hóa, lễhội ngày càng được khai thác và phát huy có hiệu quả, Thừa Thiên Huế đã vàđang là tâm điểm thu hút một sốlượng lớn các quan chức, các nhà nghiên cứu các nhà khoa học, các vận động viên, khách tham quan trong và ngoài nước đến tham dựcác hội nghị, các giải thi đấu thểthao. Chính nhờhiệu quả kinh doanh dịch vụdu lịch nên Thừa Thiên Huếcũng là địa bàn thu hút các nhà đầu tư, có nhiều chương trình hợp tác được triển khai, trong đó có những dựán đầu tư du lịch trên 1 tỷUSD.

2.1.2. Điều kiện thuận lợi và khó khăn của ngành du lịch Huế

2.1.2.1. Thuận lợi phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huếnằm trong vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung Việt Nam, có vị trí thuận lợi vềgiao thông, là cửa ngõ hướng ra biển Đông của tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây. Đây là tiền đềrất quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc tế.

Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huếnói riêng có chế độchính trị ổn định để phát triển du lịch.

Với diện tích trên 5.000 km2; trong lòngđất sâu thẳm, Thừa Thiên Huếcònđược thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 70% diện tích đất tựnhiên, những khu rừng tựnhiênởThừa Thiên Huếcó sốlượng các loài thực vật cao hơn hẳn các nơi khác với nhiều loại thực vật quý, hiếm như gõ, kiền, cẩm lai, cẩm hương, tròđen, song, mây, tre nứa và những dược phẩm quý như đăng sâm, sa nhân, đỗtrọng... Bên cạnh đó Thừa Thiên Huếcòn là một tỉnh có tài nguyên nước khá phong phú, bao gồm cảnước ngọt, nước mặn, nước

lợ, nước khoáng nóng, được phân bốtương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Được mệnh danh là thành phốnổi tiếng bởi các di tích lịch sử, Thừa Thiên Huế hiệnđang có trên 500 di tích lịch sửcách mạng, lưu niệm danh nhân và sựkiện lịch sử.

Văn hoá Huếphong phú và đa dạng, bao gồm: Văn hoá vật thểvà văn hoá phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên, môi trường...Với quần thểdi tích Cố đô Huếvà Nhã nhạc Cung đình Huế- Di sản văn hoá thếgiới, Thừa Thiên Huếlà Trung tâm của con đường hành trình di sản văn hoá thếgiới của Việt Nam: HạLong - Phong Nha - Huế- Hội An - MỹSơn -đường HồChí Minh đã tạo ra sựliên kết vềdu lịch với các tuyến du lịchở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam,... Đặc biệt, Lăng Cô vừa được công nhận là 01 trong 30 vịnh biển đẹp nhất thếgiới. Đây là lợi thếrất lớn của tỉnh, cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tếmũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế.

Chính sách đổi mới, hội nhập kinh tếquốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại trong đó có phát triển du lịch, thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Là trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành chất lượng cao và nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Việt Nam. Đại học Huếvới hệthống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tào các lĩnh vực khác nhau trong đó có trường cao đẳng nghềdu lịch hay khoa du lịch đại học huế,.. chuyên đào tạo nguồn lực trong ngành du lịch có trìnhđộchuyên môn cao.

Là một trong ba trung tâm y tếchuyên sâu, kỹthuật cao của cảnước.Đại học Y khoa, đại học duy nhất của vùng duyên hải miền trung và bắc trung bộ. Bệnh viện trung ương Huế, bệnh viện Đại học y Huế với trang thiết bị, công nghệ hiện đại là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chửa bênh.

Kết cấu vềcơ sởhạtầng kinh tế, xã hội đã vàđang được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp tạo điều kiện khai thác tiềm năng du lịch, tăng khảnăng giao lưu giữa các vùng, các quốc gia…

Sốlượng khách sạn, nhà nghỉnhiều với tiêu chuẩn từtiêu chuẩn 1 - 5 sao, phục vụ tối đa nhu cầu lưu trú cho du khách khi đến Huế.

Ẩm thực Huếrất đa dạng và phong phú, với nhiều món ăn ngon và nổi tiếng được chếbiến công phu, đặc biệt làẩm thực công đình.

Song có lẽ, yếu tốcon người mới có ý nghĩa quyết định, tạo sức hút mạnh nhất đối với các nhà đầu tư đến với Huế. Người dân Thừa Thiên Huếhiếu khách, văn minh, lịch thiệp, có truyền thống hiếu học bao đời nay và trong mỗi con người đều chứa đựng nét đặc thù sâu sắc văn hoá Huế.

2.1.2.2. Khó khăn phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế

Sản phẩm du lịch về đêm và các dịch vụvui chơi giải trí trên địa bàn vẫn còn thiếu và yếu, chưa thu hút, hấp dẫn được du khách, chất lượng dịch vụkhông cao với hai sản phẩm chủlực là ca Huếtrên sông Hương và phố đi bộNguyễn Đình Chiểu.

Thiếu các hoạt động, sựkiện văn hóa, nghệthuật, thểthao tầm quốc gia và quốc tế diễn ra tại địa phương diễn ra đều trong quý, tháng.

Các di tích lịch sửvăn hóaởHuếchỉmới khai thác được một phầnở điểm cũ, chưa có thêm các điểm mới; các di tích thiếu kinh phí đầu tư tu bổ đểtrởthành các điểm du lịch hấp dẫn.

Doanh nghiệp hoạt động du lịch có quy mô nhỏ, thiếu năng lực và kinh phí đầu tư vào các dịch vụcao cấp.

Du lịch biển, đầm phá là thếmạnh. Tuy nhiên, sựcốmôi trường biển năm 2016 vẫn còn ít nhiềuảnh hưởng tâm lý khách du lịch quyết định tham gia loại hình du lịch biển tại Huế. Ngoài ra, so với các địa phương, chúng ta vẫn chưa có nhiều khu nghỉ dưỡng biển, các dịch vụbổsung gắn với du lịch biển mang tính hấp dẫn.

Đa phần địa điểm hoạt động du lịch Huếcòn phụthuộc vào điều kiện tựnhiên là chủyếu, chưa được khai thác xây dựng theo quy mô lớn.

Vẫn còn nhiều trường hợp người bán chèo kéo, cò mồi, chặt chém khách du lịch. Tình trạng ăn xin vẫn còn nhiều, làm cho khách thấy không thoải mái và không hài lòng khiđến du lịch Huế

Một sốsản phẩm mới đã hình thành như các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch đầm phá. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này còn nhỏlẻ, dịch vụ

chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụchưa cao, chưa có sựkết nối thành tour tuyến; công tác quảng bá cho các sản phẩm này còn hạn chế, chưa thu hút.

Hạtầng du lịch vẫn còn hạn chế, hạtầng giao thông đến các điểm du lịch mới/tiềm năng và hạtầng phục vụdu khách tại các điểm đang còn hạn chếvà chưa có tính kết nối cao, hạtầng đường giao thôngởthành phố đang bị ảnh hưởng do dựán cải thiện hệthống cấp thoát nước...

Huếphải cạnh tranh nhiều địa điểm du lịch tham quan trên cảnước, đặc biệt là Đà Nẵng. Trong khi các tỉnh khác có quy mô địa điểm lớn, phục vụgiải trí cho du khách thì Huếvẫn còn hạn chế.

2.1.3. Thực trạng du lịch tại Thừa Thiên Huếgiai đoạn 2015- 2017

Với vịtrí địa lý thuận lợi và là vùng đất có bềdày lịch sử, văn hóa, một thành phố có cảnh quan đẹp, con người hiếu khách. Tỉnh Thừa Thiên Huếnói chung và thành phốHuếnói riêng là vùng đất tiềm năng cho phát triển du lịch. Những năm qua nhờ những nỗlực không ngừng, thay vì chỉphát triển các loại hình du lịch nhờtài nguyên thiên nhiên và các DSVH sẵn có thìđã có sự đầu tư phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới đápứng được những nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Ngành du lịch của tỉnh đã gặt hái được nhiều thành công, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tếcủa Thừa Thiên Huếnói riêng và cảnước nói chung.

2.1.3.1. Tình hình khách tham quan - du lịch tại Thừa Thiên Huếgiai đoạn 2015- 2017

Bng 2. 1: Tình hình khách tham quan - du lịch tại Thừa Thiên Huếgiai đoạn 2015- 2017 (Đơn vị: lượt khách) Chỉtiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Khách tham quan 3.126.495 3.258.127 3.800.012 131.632 4,21 541.885 16,63 Khách quốc tế 1.023.015 1.052.952 1.501.226 29.937 2.93 448.274 42,57 Khách nội địa 2.103.480 2.205.175 2.298.786 101.695 4.83 93.611 4,25

Nhìn chung thì lượng khách tham quan du lịch đến Huếtăng đều qua các năm từ năm 2015 – 2017, lượng khách nội địa chiếm tỷlệcao hơn so với khách quốc tế. Năm 2015, tổng lượng khách đến Huếlà 3.126.495lượt khách, trong đó khách quốc tếlà 1.023.015 lượt khách và khách nội địa là 2.103.480 lượt khách. Năm 2016, tổng lượng khách tham quan tại Huếlà 3.258.127 lượt khách , trong đó khách quốc tếlà 1.052.952 lượt khách và khách nội địa là 2.205.175 lượt khách. Năm 2017, tổng lượng khách đến Huếlà 3.800.012, trong đó khách quốc tếlà 1.501.226 lượt khách và khách nội địa là 2.298.786 lượt khách.

So với năm 2015 thì năm 2016 tăng 131.632 lượng khách tham quan du lịch, tức là tăng 4,25%. Lượng khách quốc tếtăng thêm29.937, tức là năm 2016 tăng 2,93%.

So với năm 2015. Lượng khách nội địa tăng thêm 101.695, tức là năm 2016 tăng 4,83% so với năm 2015.

Nhờcó những phương án đầu tư phát triển hợp lý cho ngành du lịch nên năm 2017 lượng khách đến Huếtăng vượt trội hơn so với năm 2016 tăng 541.885 lượt khách, tức tăng 16,63%. Lượng khách quốc tếtăng thêm 448.274 lượt khách, tức là năm 2017 tăng 42,57% so với năm 2016. Lượng khách nội địa tăng thêm 93.611 lượt khách, tức là năm 2017 tăng 4,25% so với năm 2016.

2.1.3.2. Doanh thu từhoạt động du lịch tại Thừa Thiên Huếgiai đoạn 2015- 2017

Bảng 2. 2: Doanh thu từhoạt động du lịch tỉnh Thừa Thiên Huếgiai đoạn 2015- 2017

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉtiêu Năm 2015 Năm2016 Năm2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

+/- % +/- %

Doanh

thu 2.985.295 3.203.823 3.520.006 218.528 7,32 316.183 9,87

(Nguồn: Sởdu lịch Thừa Thiên Huế)

Như chúng ta đã biết Thừa Thiên Huếlà vùng đất nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch. Những năm trởlại đây nhờchính sách phát triển hợp lý mà ngành du lịch dần

trởthành ngành kinh tếchủ đạo đóng góp rất lớn vào GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cảnước nói chung. Biểu hiện là, doanh thu từngành du lịch không ngừng tăng trong giai đoạn 2015 – 2017. Năm 2015, doanh thu từngành du lịch của tỉnh là 2.985.295 triệu đồng đến năm 2016 là 3.203.823 triệu đồng và đến năm 2017 tăng lên đạt mức 3.520.006 triệu đồng.

Năm 2016 tăng thêm 218.528 triệu đồng so với năm 2015, tức tăng 7,3%. Năm 2017, tăng thêm 316.183 triệu đồng, tức tăng 9,87% so với năm 2016.

2.2. Khái quát vềquần thểdi tích cố đô Huế

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủphủcủa 9 đời chúa Nguyễnở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huếngày nay vẫn còn lưu giữtrong lòng những DSVH vật thểvà phi vật thểchứa đựng nhiều giá trịbiểu trưng cho trí tuệvà tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thếkỷ, bao nhiêu tinh hoa của cảnước được chắt lọc hội tụvề đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc đểhoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổtựtrầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợtrời khéo tạc…

Trên nền tảng vật chất và tinh thần đãđược hình thànhởHuếtừ đầu thếkỷXIV (khi vua Chăm là ChếMân dâng hai Châu Ô, Rí cho nhà Trần đểlàm sính lễcưới công chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thếkỷXVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thếkỷXVIII) và 13 đời vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựngở vùng Huếmột tài sản văn hóa vô giá. Tiêu biểu nhất là Quần thểdi tích của Cố đô đã được sánh ngang hàng với các kỳquan hằng ngàn năm tuổi của nhân loại. Phần lớn các di tích này nay thuộc sựquản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huếvà được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thếgiới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Hiện tại, cố đô Huế đãđược thủtướng chính phủViệt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 95 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Quần thểdi tích Cố đô Huếcó thểphân chia thành các cụm công trình gồm các cụm công trình ngoài Kinh thành Huếvà trong kinh thành Huế.

2.2.1. Điều kiệntựnhiên Vịtrí địa lý: tựnhiên Vịtrí địa lý:

Quần thể di tích cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là đô thị trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế, với diện tích 7.067,38 ha; có toạ độ địa lý từ 16 o30'45" đến 16o24'00" vĩ độ Bắc và từ 107o31'45" đến 107o38'00" kinh độÐông. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 7.168,49 ha chiếm 1,42% diện tích toàn tỉnh, được tổ chức thành 27 phường. Phía Tây Bắc đến Tây Nam giáp thị xã Hương Trà; Phía Đông Bắc giáp huyện Phú Vang; Phía Nam và Đông Nam giáp thị xã Hương Thủy.

Địa hình:

Quần thể di tích cố đô Huế tập trung chủ yếu tại thành phố Huế nên có dạng địa hình chuyển tiếp từ thềm núi xuống đồng bằng ven biển bao gồm hai dạng địa hình chính:

* Vùng đồi thấp: bao gồm khu vực gòđồi phía Tây Nam thành phố, điểm cao nhất là núi Ngự Bình (+130m),độ dốc trung bình tự nhiên khoảng 8% đến cao nhất là 30% (sườn núi Ngự Bình).

* Vùng đồng bằng: dạng địa hình này chiếm hầu hết diện tích đất của thành phố, bao gồm các khu vực phía Bắc, phía Đông và khu vực phía Đông Nam. Độ dốc địa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VÀ SỰ SẴN SÀNG ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 33)