7. Kết câu luận văn
2.2. Khái quát vềquần thểdi tích cố đô Huế
Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủphủcủa 9 đời chúa Nguyễnở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huếngày nay vẫn còn lưu giữtrong lòng những DSVH vật thểvà phi vật thểchứa đựng nhiều giá trịbiểu trưng cho trí tuệvà tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thếkỷ, bao nhiêu tinh hoa của cảnước được chắt lọc hội tụvề đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc đểhoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổtựtrầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợtrời khéo tạc…
Trên nền tảng vật chất và tinh thần đãđược hình thànhởHuếtừ đầu thếkỷXIV (khi vua Chăm là ChếMân dâng hai Châu Ô, Rí cho nhà Trần đểlàm sính lễcưới công chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thếkỷXVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thếkỷXVIII) và 13 đời vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựngở vùng Huếmột tài sản văn hóa vô giá. Tiêu biểu nhất là Quần thểdi tích của Cố đô đã được sánh ngang hàng với các kỳquan hằng ngàn năm tuổi của nhân loại. Phần lớn các di tích này nay thuộc sựquản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huếvà được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thếgiới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Hiện tại, cố đô Huế đãđược thủtướng chính phủViệt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 95 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Quần thểdi tích Cố đô Huếcó thểphân chia thành các cụm công trình gồm các cụm công trình ngoài Kinh thành Huếvà trong kinh thành Huế.