- Hình thức báo cáo:
6. Kết cấu của khóa luận
1.5.2. Chứng từ sử dụng
- Mẫu số 01- LĐTL: Bảng chấm công là cơ sở chứng từ trả lương cho công nhân theo thời gian làm việc thực tế, bảng được lập hàng tháng theo bộ phận sử dụng.
- Mẫu số 06- LĐTL: Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành.
- Mẫu số 07- LĐTL: Phiếu làm thêm giờ dùng hạch toán thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên ngoài giờ quy định.
- Mẫu số 08- LĐTL: Hợp đồng lao động, các bản cam kết. - Mẫu số 09- LĐTL: Biên bản điều tra tai nạn.
- Mẫu số 10- LĐTL: Bảng kê trích nộp các khoản trích theo tiền lương mà người lao động và doanh nghiệp phải nộp trong kỳ cho cơ quan quản lý, đồng thời là cơ sở ghi sổ kế toán.
- Mẫu số 11- LĐTL: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương phải trả (bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp) với các khoản phải trích theo lương.
- Một số chứng từ kế toán khác liên quan: phiếu thu, phiếu chi, giấy xin tạm ứng, công lệch (phiếu đi đường) hóa đơn,…
- Cuối tháng, kế toán kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán về hạch toán sử dụng thời gian, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan như: Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, biên bản ngừng việc, phiếu báo hỏng,... để làm căn cứ tính lương, thưởng cho người lao động. Từ các chứng từ kế toán trên, kế toán lập “Bảng thanh toán lương và phụ cấp” cho từng phòng, ban, rồi sau đó cho toàn doanh nghiệp. Trong đó, mỗi phòng ban tương ứng cho mỗi dòng trong bảng tổng hợp.
- Trên cơ sở bảng thanh toán lương, thưởng, kế toán tiến hành phân loại tiền lương, thưởng theo từng đối tượng lao động để lập chứng từ “Phân bổ tiền lương”. Bảng này lập ra với mục đích là phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng có liên quan phục vụ cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành. Căn cứ vào “Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH”, kế toán lập “Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản” để làm căn cứ quyết toán với cơ quan BHXH vào cuối quý