TỔNG QUAN VỀ MẬT ONG VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ ONG 1 Sơ lược về ong mật

Một phần của tài liệu KLDSDHquoc (Repaired) (Trang 30 - 32)

1.4.1. Sơ lược về ong mật

Tên khoa học: Apis mellifica L.

Tên khác: Phong mật, Bách hoa tinh (Trung Quốc).

Ong mật là côn trùng sống hoang hoặc nuôi ở nhiều vùng miền của Việt Nam. Chúng sống thành đàn từ 25.000 đến 50.000 con hoặc có khi số lượng lớn hơn nhiều. Trong mỗi tổ ong có 3 loại chính: ong chúa, ong đực và ong thợ.

Ong chúa là ong cái duy nhất trong cả đàn, thân hình thuôn dài hơn ong thợ gần 2 lần, nặng hơn 2,8 lần, cánh ngắn hơn thân của nó, ong này chỉ có nhiệm vụ đẻ trứng. Mỗi ngày ong chúa có thể đẻ 1-2 nghìn trứng. Từ khi nở đến khi thành nhộng, ấu trùng ong chúa được nuôi bằng thứ mật đặc biệt chứa trong 1 ổ riêng. Thứ ong mật này gọi là mật ong chúa hay sữa ong chúa.

Ong đực có màu đen, to hơn ong thợ, ngắn hơn ong chúa. Ong đực chậm chạp, không tạo được mật và có đời sống trung bình ngắn khoảng 3 tháng.

Ong thợ chiếm số lượng lớn nhất có tới hàng trăm nghìn con trong một đàn ong, chúng có thân hình ngắn hơn ong chúa, màu vàng óng, đôi cánh dài gần bằng thân, những con này nhỏ gọn gàng hơn ong chúa và ong đực. Nhiệm vụ của ong thợ là vệ sinh các vách và lỗ tổ sau khi ong non vừa nở; tiết ra sữa chúa để nuôi ong chúa và ấu trùng non; bay đi thụ phấn, mật hoa và nước cho đàn ong.

1.4.2. Mật ong

Mật ong là hỗn hợp mật hoa, phấn hoa do ong thợ thu hoạch từ các loài hoa và một lượng nhỏ sáp do tuyến sáp của ong thợ tiết ra tạo thành. Mật ong có thể chất lỏng sánh như siro, màu vàng, vị ngọt, mùi thơm đặc biệt.

Mật ong có thể được đặt tên theo các loại sau đây:

- Mật ong (honey): là loại mật ở dạng lỏng hoặc kết tinh hoặc hỗn hợp của cả hai dạng;

- Mật ong trong tổ (combhoney): là mật được ong tích trữ trong các lỗ của tổ ong mới được xây không có con và được bán dưới dạng các tổ nguyên gắn kín hoặc các phần của tổ đó;

- Tổ ong cắt miếng hoặc khoanh là mật ong thu được chứa một hoặc nhiều miếng của tổ ong mật.

Trong mật ong có nhiều thành phần khác nhau :

- Hàm lượng nước 15-20%. Hàm lượng nước trong mật ong có ảnh hưởng lớn đến độ nhớt và thể chất của mật ong.

- Hàm lượng đường khoảng 65-70% glucozơ, 2-3% sacarozơ và một ít mantose, oligosaccarid .

- Các vitamin như: B1, B2, B3, B6, C, H, K, A, E và acid folic. - Các loại men: diastase, catalase, lipase, amylaza…

- Các acid hữu cơ : acid focmic, tartric, citric, malic, oxalic…

- Các muối khoáng và nguyên tố vi lượng: Na, Ca, Fe, K, Mg, Cl, P, S, I, V, Bo, Cr, Cu, Zn, Pb, Li, Sn, Ti…

- Các hormon; các fitonxit và 1 số chất khác.

Mật ong có nhiều công dụng trong đời sống như làm thuốc bổ cho trẻ em, người lớn, ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc da, dùng hỗ trợ trong các bệnh về đường tiêu

hóa, an thần, đôi khi còn dùng làm thuốc bổ toàn thân. Mật ong còn được sử dụng ở các dạng dùng ngoài để trị mụn nhọt, giữ ẩm và dưỡng da chống lão hóa .

Kiểm tra mật ong: Mật ong có thể được làm giả bằng mật mía tinh bột thủy phân, siro đường. 1 lít mật ong dược dụng có khối lượng 1,42 kg, 1 lít mật ong thường có khối lượng 1,2-1,3 kg.

Đôi khi mật ong bị kết tinh do hàm lượng đường cao và nước thấp hình thành các tinh thể glucose monohydrat, hiện tượng này thường xảy ra khi bảo quản ở 14 0C nên giữ mật ong ở dưới 5 0C hoặc trên 25 0C.

Một phần của tài liệu KLDSDHquoc (Repaired) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w