Sữa ong chúa là sản phẩm được tiết ra từ hàm của con ong thợ, 7 ngày tuổi trở đi để nuôi ong chúa và ấu trùng ong chúa. Ở nhiệt độ thường sữa ong chúa là chất đặc biệt như bơ, màu hơi ngà vàng. Thành phần hoá học của nó rất phức tạp, nó phụ thuộc vào đàn ong, nguồn hoa... Sữa chúa từ ong thợ sau khi được lọc loại bỏ mảnh vỡ sáp ấu trùng, và được bảo quản ở nhiệt độ 0-5 oC .
Sữa chúa có thể chất dẻo, màu mỡ gà, có mùi thơm đặc biệt, vị chua, sau khi nuốt có vị hơi ngọt, tan không hoàn toàn trong nước.
Sữa ong chúa chứa một tỷ lệ đáng kể của protein, axit amin, lipid, vitamin và đường, và cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược lý.
Cụ thể, thành phần của nó bao gồm :
- Protein, 22 loại acid amin, trong đó 12 acid amin cơ thể con người không thể tổng hợp được. Các acid amin quan trọng nhất là acid aspartic và acid glutamid. Ngoài ra còn có các acid amin tự do như proline và lysine.
- Lipid (chủ yếu là acid béo 10-DHA). Lipid là thành phần đặc trưng nhất của sữa chúa. Trong lipid có khoảng 80-90% acid béo tự do. Acid chính là 10-hydroxy-2- decanoic acid, là acid béo bão hoà. Ngoài ra còn có một số lipid trung tính, sterol (cholesterol).
- Carbohydrate chủ yếu là đường glucose, fructose chiếm khoảng 90%. Và một số đường khác như: sucrose, maltose, trehalose, melibiose, ribose và erlose.
- Các vitamin (vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9, vitamin C, vitamin H, Inositol…)
- Các chất khoáng (K, Ca, Mg, Cu, Fe, Zn, Se, Li, Ga…). Sữa ong chúa không có các vitamin A, D, E và K.
- Các enzym: glucose oxidase, phosphatase và cholinesterase.
- Tro toàn phần của sữa chúa chiếm khoảng 1% trọng lượng tươi hoặc 2 đến 3% trọng lượng khô. Muối khoáng chính, theo thứ tự giảm dần: K, Ca, Na, Zn, Fe, Cu và Mn, phổ biến nhất là K.
Một số hợp chất khác cũng được xác định có trong sữa chúa: biopterine và neopterine; một số nucleotides như base tự do (adenosine, uridine, guanosine, iridin và cytidine) phosphates AMP, ADP, và ATP, acetylcholine và acid gluconic.
Sữa ong chúa có công dụng trên nhiều lĩnh vực đời sống. Nghiên cứu in vitro cho thấy10-hydroxy decanoic acid trong sữa chúa là chất kháng sinh, có hiệu quả kháng khuẩn, có khả năng chống lại vi sinh vật như: E.coli, Salmonella, Proteus, Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus. Trên in vivo, hiệu quả kháng khuẩn được khẳng định có khả năng đề kháng tốt sự nhiễm khuẩn trên chuột. Trên cơ thể bệnh nhân được biết là sữa chúa có thể làm giảm huyết tương trong máu như cholesterol và triglycerides; và giảm lượng cholesterol động mạch trên chuột thí nghiệm. Sữa ong chúa là một sản phẩm đặc biệt do vậy dùng cho người già yếu, suy nhược toàn thân, thiếu máu, bệnh nhân lao, một số bệnh thần kinh, huyết áp thấp, sơ vữa động mạch, tổn thương động mạch, phụ nữ sau khi sinh bị băng huyết nhất là ít sữa và dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng, kém thông minh, chậm lớn. Bồi bổ cơ thể làm cho tinh thần con người sảng khoái, chống lại sự mệt mỏi tăng cường thể lực và trí tuệ, cải thiện hệ thống miễn dịch của con người .
Sữa chúa được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm với mục đích làm cho da hồng hào, mịn màng, chống nhăn, tái tạo tế bào da và làm cho da trẻ lại. Sữa chúa cũng sử dụng trong thuốc mỡ trị bỏng và tổn thương khác. Nó thường được sử dụng với lượng rất nhỏ (0,05 đến 1%). Ngoài ra còn dùng dưới dạng kem bôi mặt trị mụn trứng cá, tiết nhiều bã nhờn. Hàm lượng sữa ong chúa trong kem là 0,6%.
Kiểm tra chất lượng sữa ong chúa
Kiểm tra sữa chúa nói chung là xác định 3 hợp chất chính: lipid, đường và protein, ngoài ra còn xác định hàm lượng nước, pH và acid toàn phần. Lipid là hợp chất quan trọng nhất để xác định chất lượng của một sữa chúa giả mạo.
Một số kiểm tra đơn giản có thể sử dụng để xác định sữa chúa có chất lượng tốt hay không như sữa chúa sậm màu theo thời gian do sự oxy hoá. Hoặc dựa vào kinh nghiệm có thể phát hiện sự xuất hiện, mùi và vị của sữa chúa trong quá trình bảo quản .
Một số kiểm tra đơn giản khác: + Kiểm tra sự tách lớp,
+ Kiểm tra bằng thuốc thử thuỷ ngân clorid, + Kiểm tra bằng dung dịch Iod…