Namo tasa bhagavato arahatosammasambuddhassa – thánh kinh đảnh lễ đức Thế Tôn bậc Ứng Cúng, đấng Chánh Biến Tr

Một phần của tài liệu VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM BAN THIỀN HỌC NGUYÊN THỦY- THIỀN NGAY BÂY GIỜ. Thiền sư Goenka, Tỳ khưu Pháp Thông dịch (Trang 51 - 52)

vô thường. Giống như cái ngứa này, mọi thứ sanh lên để rồi diệt, sanh để rồi diệt; nó sanh để rồi diệt.

Lúc đầu bạn tập trung trên vùng ngay lối vào lỗ mũi. Khi bạn đạt đến ngày thứ tư hay thứ năm, bạn bắt đầu khám phá toàn bộ cấu trúc vật lý và bạn sẽ thấy ra rằng ở khắp mọi nơi đều có cảm thọ, hoặc thế này hoặc thế khác. Không một phân tử nào, không một phân tử bé nhất nào trên thân, ở đây lại không có cảm thọ. Ởđâu có sự sống, ởđó có cảm thọ. Một lần nữa, bạn chỉ

việc quan sát: Yathābhūta. Bạn đang quan sát một cách khách quan: Yathābhūta ñāṇa dassanaṃ

(thấy biết đúng như thực). Bạn không đồng nhất mình với cảm thọ này. Bạn không cần thiết phải đặc tên cho cảm thọ này thay vì đặt tên bạn hãy hiểu bản chất của nó. Bất cứ thọ nào sanh lên, bạn đã luyện tập cách quan sát: “Hãy để ta xem nó kéo dài bao lâu. Hãy để ta xem nó kéo dài bao

lâu nữa.”

Và bạn thấy rằng không sớm thì muộn nó cũng diệt: anicca, anicca, vô thường, vô thường. Đức Phật muốn bạn hiểu tính chất vô thường này ở mức kinh nghiệm. Nếu bạn chỉ hiểu nó ở mức tri thức. “Thế đấy, mọi thứ trên cuộc đời này đều vô thường. Nhìn xem, người ta sinh ra rồi chết như thế nào. Những tòa nhà kia được dựng lên rồi sau đó lại bị phá hủy ra sao. Ôi, mọi thứ đều vô thường” – đây chỉ là sự hiểu biết thuần trí thức; nó không phải là Passa jana (kinh nghiệm trực tiếp) mà Đức Phật muốn bạn có. Với Vipassanā bạn phải hiểu, “Nhìn xem, rất nhanh là vô thường như thế nào, rất nhanh là phù du ra sao! Sanh, diệt, sanh diệt, không ngừng sanh, diệt; sanh, diệt. Khắp nơi trên cấu trúc vật lý này đều sanh, diệt; sanh, diệt.”

Điều này cũng là phổ quát. Đây không phải là cái gì Đức Phật tạo ra cho bạn, cho tôi hay cho bất kì ai khác. Đây là điều xác thực đối với mọi người nhưng người ta không có con mắt trí tuệ (tuệ nhãn). Họ không có kĩ thuật Vipassanā này để cảm nhận được tiến trình tương tác của tâm và vật chất hay danh và sắc – sanh, tiến trình sanh, diệt; Sanh, diệt; sanh, diệt. Và đây là đặc sản của giáo pháp Đức Phật. Như tôi đã nói, trong truyền thống mà từ đó tôi xuất thân, lời dạy như vậy đã có: “bạn phải thoát khỏi tham ái – rāga”; trong lời dạy đó Vītarāga (ly tham) là mục đích cao tột nhất. “bạn phải thoát khỏi sân hận; Vītadosa (ly sân) thoát khỏi sân là mục đích cao cả nhất. “Bạn phải thoát khỏi si mê”; Vītamoha (ly si) thoát khỏi si mê là mục đích cao tột nhất. Tôi thường đọc tụng những lời dạy đó trong Gita26. Tôi thường đọc tụng những lời ấy trong các kinh điển Upanishads khác của Vedanta27. Nhưng làm thế nào để thoát khỏi tham ái – rāga? Làm thế nào để thoát khỏi sân hận – dosa? Làm thế nào để thoát khỏi si mê? Những lời ấy chẳng qua chỉ là những bài thuyết giáo; “Ôi ngươi là người trần gian, người phải thoát khỏi tham; tham này rất nguy hiểm đối với người. Ôi, ngươi là người trấn gian, ngươi phải thoát khỏi sân, sân này rất nguy hiểm đối với ngươi. Làngười trần gian ngươi phải thoát khỏi si; nó là cái rất nguy hiểm đối với người.

Nếu Đức Phật cũng chỉ nói như vậy, thì sẽ không có gì khác giữa Đức Phật và các vị Đạo sư khác. Đức Phật dạy ta cách làm thế nào để thoát khỏi khổ đau của chúng ta: “Hãy xem, đây là kĩ thuật. Tham bắt đầu ở đâu, bạn phải đi vào chiều sâu chỗ mà tham được phát ra. Sân bắt đầu ở đâu, bạn phải đi vào chiều sâu để thấy nó bắt đầu như thế nào.” Nhờ thực hành Vipassanā bạn sẽ hiểu được điều đó. Lúc đầu bạn sẽ kinh nghiệm những cảm thọ rất khó chịu (thọ khổ) những cảm thọ thô và kiên cứng giống như sự nặng nề, sức ép hay sức nóng. Nhưng nếu bạn tiếp tục quan sát, quan sát, quan sát, bạn sẽ thấy rằng chúng bị phân tán ra, bị hòa tan ra. và rồi bạn gặp những rung động rất vi tế ở khắp toàn thân. Chẳng có gì ngoài một dòng chảy của những rung động vi

Một phần của tài liệu VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM BAN THIỀN HỌC NGUYÊN THỦY- THIỀN NGAY BÂY GIỜ. Thiền sư Goenka, Tỳ khưu Pháp Thông dịch (Trang 51 - 52)