27 Upanishad Kinh (veda và Ấn Độ Giáo) Những luận văn về học thuyết bí ẩn, đỉnh cao của Veda và cơ sở của Ấn Độ giáo Vedanta: Một trong sáu hệ thống tư biện của đạo Ba la môn.
GIỚI THIỆU KỸ THUẬT
Vipassanā hay Minh Sát là một trong những kỹ thuật thiền cổ xưa nhất của Ấn Độ. Kỹ thuật này đã thất truyền từ lâu và được Đức Phật Gotama (Cồ Đàm) khám phá ra lại hơn hai ngàn năm trăm năm trước. Vipassanā (Minh sát) nghĩa là thấy các pháp (mọi sự, mọi vật) đúng như chúng thực sự là. Có thể nói thiền minh sát là một tiến trình tự thanh tịnh, tự quán chiếu hay quan sát. Người hành thiền hay hành giả bắt đầu bằng cách quan sát hơi thở tự nhiên để tập trung tâm. Sau đó, với chánh niệm đã được mài bén (bằng niệm hơi thở), hành giả tiến hành quan sát tính chất luôn thay đổi hay vô thường của thân và tâm và kinh nghiệm những sự thực phổ quát
của vô thường, khổ và vô ngã. Sự thực chứng bằng kinh nghiệm trực tiếp này là tiến trình thanh
tịnh. Toàn bộ đạo lộ của pháp (Dhamma) là một biện pháp chữa trị chung cho những vấn đề phổ quát của nhân loại và không liên quan gì đến bất kỳ một tôn giáo hay một bộ phái nào. Vì lý do này, mọi người ai cũng có thể thực hành minh sát một cách tự do, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, mà không bị xung đột chủng tộc, truyền thống hay tôn giáo, và nó sẽ chứng tỏ một sự lợi ích như nhau cho mọi người.
Những gì minh sát (vipassanā) không phải là:
Minh sát không phải là một lễ nghi hay nghi thức dựa trên niềm tin mù quáng. Minh sát không phải là thú tiêu khiển trên phương diện tri thức cũng như triết lý. Minh sát không phải là một cách chữa bệnh bằng sự nghỉ ngơi hay một dịp để
nghỉ hoặc một cơ hội để hòa nhập với xã hội.
Minh sát không phải là một cách đào thoát khỏi những thử thách cam go và những nỗi tai ương của cuộc sống hằng ngày.
Những gì minh sát là:
Minh sát là một kỹ thuật chắc chắn sẽ đoạn trừ được khổ đau.
Minh sát là một phương pháp thanh tịnh tâm trí cho phép người ta đương đầu với những căng thẳng và những vấn đề của cuộc sống theo cách điềm tĩnh và quân bình nhất.
Minh sát là một nghệ thuật sống mà người ta có thể dùng để thực hiện những đóng góp tích cực cho xã hội.
Thiền minh sát nhắm vào những mục đích tinh thần cao cả nhất, đó là sự giải thoát hoàn
toàn và sự giác ngộ viên mãn, mục đích của nó không chỉ đơn giản để chữa bệnh thể xác. Mặc
dù, như một sản phẩm phụ của sự thanh tịnh tâm, nhiều chứng bệnh do tâm lý gây ra đã được loại trừ. Thực sự, thiền minh sát nhằm diệt trừ ba nguyên nhân chính của mọi bất hạnh là tham, sân và si mê. Với sự thực hành liên tục, thiền sẽ giải phóng những căng thẳng tích tụ trong cuộc sống hàng ngày, tháo gỡ những gút thắt do thói quen phản ứng cũ cột lại theo cách mất quân bình trước những tình huống vừa lòng và không vừa lòng hay vui, buồn trong cuộc đời.
Mặc dù thiền minh sát được Đức Phật phát triển như một kỹ thuật, việc thực hành minh sát vẫn không giới hạn chỉ cho những người theo đạo Phật mà thôi. Tuyệt đối không có vấn đề cải đạo ở đây. Mọi người cùng chia sẻ những vấn đề cơ bản hay khổ đau của cuộc sống, cũng như sẽ cùng áp dụng chung một kỹ thuật vốn có thể loại trừ những vấn đề ấy. Bằng chứng là nhiều người thuộc các giáo phái khác đã kinh nghiệm được những lợi ích của thiền minh sát và thấy nó không có gì xung đột với việc tuyên xưng đức tin truyền thống của họ.