THIỀN VÀ KỶ LUẬT TỰ GIÁC

Một phần của tài liệu VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM BAN THIỀN HỌC NGUYÊN THỦY- THIỀN NGAY BÂY GIỜ. Thiền sư Goenka, Tỳ khưu Pháp Thông dịch (Trang 71 - 72)

27 Upanishad Kinh (veda và Ấn Độ Giáo) Những luận văn về học thuyết bí ẩn, đỉnh cao của Veda và cơ sở của Ấn Độ giáo Vedanta: Một trong sáu hệ thống tư biện của đạo Ba la môn.

THIỀN VÀ KỶ LUẬT TỰ GIÁC

Tiến trình thanh tịnh tự thân bằng sự nội quan (minh sát) tất nhiên không phải là dễ - các thiền sinh phải làm việc rất vất vả với nó. Bằng những nỗ lực cá nhân của mình, người hành thiền đạt đến sự thực chứng của họ, không ai khác có thể làm điều đó thay cho họ. Do đó, thiền sẽ chỉ thích hợp với những ai có thể thực hành một cách nghiêm túc và giữ gìn giới luật trong sạch, điều mà vốn sẽ đem lại sự lợi ích và bảo vệ cho người hành thiền và được xem là một phần không thể thiếu của việc thiền tập.

Mười ngày chắc chắn sẽ là một thời gian rất ngắn để có thể đi vào những mức sâu kín nhất của tâm vô thức và học cách loại trừ những phức cảm nằm ở đây. Tính liên tục của việc độc cư thực hành là bí quyết đưa đến thành công của kỹ thuật này. Giới luật và phép tắc điều

hành đã được khai thác để duy trì phương diện thực tiễn này trong tâm. Những luật tắc ấy chủ yếu không phải vì lợi ích của người thầy hoặc vì sự quản lý khóa thiền, chúng cũng không phải là sự biểu lộ tiêu cực của đức tin chính thống hay đức tin mù quáng như trong một vài tôn giáo có tổ chức nào đó. Đúng hơn, chúng được dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của hàng ngàn người hành thiền qua nhiều năm tháng và còn mang cả tính khoa học lẫn sự hợp lý nữa. Sống theo những giới luật này chắc chắn sẽ tạo ra một bầu không khí rất thuận lợi cho việc hành thiền, phá giới sẽ làm ô nhiễm môi trường ấy.

Các thiền sinh sẽ phải ở lại cho đến hết khóa thiền. Các điều luật khác cũng cần phải được đọc và xem xét cẩn thận. Chỉ những người cảm thấy rằng họ có thề tuân thủ một cách chân thành và thận trọng kỷ luật mới nên xin nhập khóa thiền. Những ai chưa chuẩn bị để thực hiện nỗ lực quyết tâm ấy sẽ chỉ phí thời giờ vô ích và, hơn nữa, còn làm quấy động các thiền sinh khác mong muốn thực hành một cách nghiêm túc. Một thiền sinh tương lai cũng cần phải hiểu rằng việc rời bỏ khóa thiền giữa chừng do thấy giới luật quá khó sẽ là điều vừa bất lợi vừa không nên. Cũng vậy, sẽ là điều thật đáng tiếc nếu, dù đã được nhắc nhở nhiều lần, một thiền sinh vẫn không tuân theo luật tắc ở đây và phải mời ra khỏi trường thiền.

Một phần của tài liệu VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM BAN THIỀN HỌC NGUYÊN THỦY- THIỀN NGAY BÂY GIỜ. Thiền sư Goenka, Tỳ khưu Pháp Thông dịch (Trang 71 - 72)