Lĩnh vực thươngmại

Một phần của tài liệu QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (2009 - 2020). (Trang 68)

3.1.1. Xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc

Trong Tuyên bố chung về "Ðối tác hợp tác chiến lược" vì hòa bình, ổn định và phát triển của Việt Nam – Hàn Quốc, hai vị Nguyên thủ đánh giá cao những thành tựu hai nước đã đạt được và nhất trí sẽ nỗ lực đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 20 tỷ USD vào năm 2015, đồng thời cùng nỗ lực hợp tác vì sự cân bằng cán cân thương mại song phương. Hàn Quốc đánh giá cao nỗ lực của phía Việt Nam trong việc phát triển cơ chế kinh tế thị trường thông qua việc thực hiện chính sách cải cách- mở cửa và công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường [14]. Đây là một trong những bước tiến quan trọng góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế hơn khi tham gia vào thương mại quốc tế. Trên cơ sở của việc thiết lập quan hệ ĐTCL, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết thành công Hiệp định thương mại tự do vào năm 2015 nhằm đẩy mạnh hơn nữa thương mại song phương với nhiều điều khoản có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đầu tiên trong số các FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế mang tính toàn diện, có mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả đôi bên.

Biểu đồ 3.1. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc (2009 – 5/2020)

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê từ năm 2009-2020

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc bắt đầu từ giai đoạn trao đổi hàng hóa và sau đó mở rộng sang nhiều lĩnh vực như đầu tư, xuất khẩu lao động, thương mại du lịch và các vấn đề trong chuyển giao khoa học kỹ thuật. Sau khi thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển và có nhiều thành tựu nổi bật. Chỉ một năm sau khi thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, Hàn Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản và trở thành thị trường lớn thứ 2 trên thế giới cung cấp hàng hoá sang thị trường Việt Nam (chỉ xếp sau Trung Quốc) vào năm 2010 [138]. Thông qua việc trao đổi thương mại hàng hóa với số lượng lớn bao gồm cả thiết bị, kỹ thuật công nghệ, Việt Nam có cơ hội để tiếp cận công nghệ hiện đại và tân tiến của Hàn Quốc. Từ đó, Việt Nam có thêm nhà máy, cơ sở sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước góp phần đa dạng nguồn hàng xuất khẩu và cả tiêu dùng trong nước, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm của người lao động và nhà nước cũng có thêm nguồn thu nhập ngoại tệ. Về phía Hàn Quốc, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ các sản phẩm của Hàn Quốc trên toàn cầu khi đượcđánh giá là điểm đầu tư hấp dẫn với nguồn tài nguyên, lao động rẻ cho các ngành sản xuất. Có thể thấy, Việt Nam và Hàn Quốc là đối tác quan trọng của nhau trong lĩnh vực thương mại, được thể hiện qua kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc. Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Hàn Quốc đạt 36 tỷ USD, vượt qua mốc kỳ vọng là 20 tỷ USD khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2009

Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 May-20 0 4,71 3,09 2,06 5 7,67 7,16 6,63 5,58 8,91 6,97 10 11,41 9,76 14,82 13,17 15 17,31 15,53 18,14 20 19,72 21,72 20,69 25 27,58 30 32,16 45 40 35 46,93 47,58 46,73 50

[138].

Trong giai đoạn 2009 - 2019, Hàn Quốc luôn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong số 137 quốc gia Việt Nam xuất khẩu hàng hóa thì Hàn Quốc đã xếp thứ 8 trong số top 10 thị trường xuất khẩu của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 2,06 tỷ USD [139]. Sau 10 năm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút các nguồn vốn đầu tư và tiến hành các cải cách giúp cho nền kinh tế vận hành tốt hơn, đồng thời do nhu cầu từ phía Hàn Quốc tăng qua từng năm, Việt Nam đã nâng cao giá trị xuất khẩu sang Hàn Quốc gấp 9 lần so với giá trị xuất khẩu năm 2009, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu lên 19,72 tỷ USD vào 2019, đóng góp 7,71% vào xuất khẩu của Việt Nam. Hàn Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam [138]. Dân số của Hàn Quốc năm 2019 ước tính khoảng hơn 51 triệu dân, luôn nằm trong số 30 quốc gia đông dân nhất trên thế giới trong suốt giai đoạn nghiên cứu nên nhu cầu về hàng hóa của Hàn Quốc cao. Trong đó, 82% người Hàn Quốc sinh sống tại thành phố và các đô thị, nên họ có khả năng chi trả cho các mặt hàng nhập khẩu mà cụ thể là hàng nhập khẩu từ Việt Nam [167]. Không chỉ vậy, Hàn Quốc là một nước có trình độ công nghệ cao, tập trung vào sản xuất các ngành hàng công nghiệp thay vì nông nghiệp nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm khá lớn. Bởi vậy, Hàn Quốc chính là thị trường quan trọng để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Năm 2014, đồng Won mất giá, Hàn Quốc đẩy mạnh xuất khẩu vì nếu so với các năm trước, với cùng một khoản tiền Won sẽ đổi được ít USD hơn, lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ ít hơn. Ngoài ra, giá dầu thô thế giới giảm gần một nửa giá trị dư cung là nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu năm 2014 từ Việt Nam sang Hàn Quốc tăng chậm hơn. Cụ thể, giá dầu thô WTI giảm 46%, ở mức 53,27 USD trong khi giá dầu Brent đã giảm 48% [185].

Biểu đồ 3.2. So sánh cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam - Hàn Quốc 2009 và 2019

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê năm 2009 và 2019

Dầu thô đóng vai trò quan trọng không chỉ trong cuộc sống ngày thường như cung cấp xăng cho xe máy, xe ô tô, máy bay hoạt động, mà góp phần không nhỏ trong quá trình sản xuất. Các ngành hàng liên quan đến dệt may, nội thất, công nghiệp nặng, cơ khí, ô tô, vật liệu cách nhiệt hay nông nghiệp đều rất cần dầu thô để sản xuất [185]. Dầu thô có thể được coi là một yếu tố đầu vào của sản xuất các ngành hàng này. Khi một yếu tố đầu vào giảm, giá thành của sản phẩm cuối cùng cũng sẽ giảm. Bởi vậy, nên giá trị xuất nhập khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2014 không tăng mạnh mẽ như các năm khác.

Sau khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc có nhiều thay đổi lớn. Căn cứ theo thống kê số liệu hàng năm của Tổng cục Thống kê, giai đoạn trước năm 2009, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng khai thác, chế biến nhưng đến giai đoạn 2009 – 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc 40 mặt hàng chính, bao gồm cả hai lĩnh vực như nông nghiệp và công nghiệp, tuy nhiên chiếm phần lớn vẫn là các mặt hàng công nghiệp. Những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất năm 2009 bao gồm: hàng thủy sản và dầu thô, chiếmkhoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2020, Việt Nam chú trọng xuất khẩu các mặt hàng như điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác bên cạnh các mặt hàng như hàng dệt may. Nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ lực này chiếm đến hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc [164]. Sau khi thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt theo hướng tập trung hơn vào hàng hóa chế biến và lắp ráp với tỷ lệ công nghệ

cao hơn.

Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Đồng thời, Hàn Quốc cũng là một trong những thị trường xuất khẩu điện thoại chủ yếu của Việt Nam trong năm 2019, chiếm 8,53% tỷ trọng cơ cấu thị trường xuất khẩu điện thoại của Việt Nam, đứng sau Trung Quốc (28,52%), EU (17%) và Mỹ (9,76%) [55]. Nhìn chung, qua các năm, kim ngạch xuất khẩu điện thoại của Việt Nam đều có sự tăng trưởng vượt bậc. Trong giai đoạn 2009 – 2014, ngoại trừ năm 2012, tốc độ tăng trưởng từng năm luôn dương và đạt mức trên 50%, trong đó, tốc độ tăng trưởng cao nhất là 700% vào năm 2010, ngay sau khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược. Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như vậy có được là nhờ vào việc Samsung đã chính thức vận hành nhà máy Samsung Electronics Vietnam (SEV) tại Bắc Ninh vào tháng 4 năm 2009. Đến cuối năm 2010, năng suất của nhà máy này đã đạt 6 triệu sản phẩm/tháng, tăng 6 lần so với thời điểm mới đi vào hoạt động năm 2009 [161]. Điều này đã góp phần làm thúc đẩy mạnh giá trị xuất khẩu điện thoại của Việt Nam năm 2010. Năm 2012, giá trị xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện sang Hàn Quốc chỉ đạt khoảng 70 triệu USD, giảm 9% so với năm 2011 [55]. Nguyên nhân cho sự sụt giảm nhẹ này là do năm 2012 là năm khủng hoảng nợ công Châu Âu xảy ra. Chính cuộc khủng hoảng này kéo theo việc vấn đề nợ công của Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng, khiến cho thu nhập của người dân cũng như tài chính của các doanh nghiệp tại Hàn Quốc gặp vấn đề. Trong khi đó, điện thoại và linh kiện lại không phải mặt hàng thiết yếu tại Hàn Quốc vậy nên cầu về mặt hàng này giảm, dẫn tới xuất khẩu mặt điện thoại sang Hàn Quốc sụt giảm.

Biểu đồ 3.3. Giá trị và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu điện thoại từ Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2009 – 2019 (đơn vị: tỷ USD)

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê từ 2009-2019 Giai đoạn 2015 – 2019 duy trì giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn này là 13,3% trong khi mức cao nhất là vào năm 2015 với 312,5%, gấp 6 lần so với mức tăng trưởng năm 2014 trước đó [55]. Mức tăng trưởng đột biến này có được là do Samsung tăng vốn thêm 3 tỷ USD đầu tư vào nhà máy tại Việt Nam, đồng thời chuyển dây chuyền sản xuất các loại màn hình dùng cho thiết bị di động từ Hàn Quốc sang Việt Nam. Nhằm đáp ứng kịp thời cho sản xuất tại Việt Nam Bằng việc di chuyển Samsung Display chuyên sản xuất màn hình từ Hàn Quốc về Việt Nam, Samsung có thể tận dụng lợi thế về chi phí nhân công giá rẻ tại Việt Nam, đồng thời tiết kiệm chi phí vận chuyển để làm giá điện thoại trở nên cạnh tranh hơn với iPhone, một hãng điện thoại được ưa chuộng sử dụng tại Hàn Quốc. Trước 2015, Samsung phải mất phí vận chuyển màn hình cho các sản phẩm điện tử được lắp đặt tại nhà máy bên Hàn Quốc về Việt Nam để hoàn thiện sản phẩmthì bắt đầu từ 2015 trở đi, chi phí này sẽ được cắt giảm. Đồng thời, cũng vào năm 2015, nhà máy LG Hải Phòng với nguồn vốn 1,5 tỷ USD bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất các sản phẩm và thiết bị điện tử, trong đó bao gồm điện thoại và linh kiện. Lượng điện thoại mà LG sản xuất tại nhà máy ở Hải Phòng này ước lượng tầm 10 triệu chiếc năm 2015. LG năm 2015 cũng nắm giữ thị phần cao trong ngành điện thoại tại Hàn Quốc, trung bình trên 20% [161], bằng một nửa thị phần của Samsung nên nhu cầu về điện

thoại LG cũng rất khả quan. Bởi vì những nguyên nhân đó, giá trị xuất khẩu điện thoại sang Hàn Quốc của Việt Nam năm 2015 tăng đột biến.

Điện thoại và phụ kiện là một trong những sản phẩm đặc thù, do có hàm lượng công nghệ cao và quy mô của các nhà máy đều rất lớn. Sự có mặt của tập đoàn Samsung là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi ngoạn mục trong giá trị xuất nhập khẩu của loại sản phẩm này. Đây cũng là lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt Nam, do những tác động tích cực mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nền kinh tế như tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ và mang lại hiệu ứng lan tỏa tốt trong nền kinh tế. Bên cạnh các chính sách thu hút FDI và các thỏa thuận hợp tác, thì quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt – Hàn đóng vai trò tích cực trong việc làm cầu nối thúc đẩy quan hệ thương mại, tạo cơ sở vững chắc giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng hơn, yên tâm lựa chọn Việt Nam làm điểm đến cho các quyết định đầu tư sản xuất. Đặc biệt, đối với lĩnh vực điện thoại và linh kiện với quy mô vốn đầu tư lớn và thời gian đầu tư tương đối dài, nên cần phải cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Việc hai nước thiết lập quan hệ ĐTCL cho thấy sự cam kết ở mức độ cao giữa hai chính phủ, là một trong những yếu tố quan trọng định hướng cho các doanh nghiệp khi đưa ra những lựa chọn kinh doanh dài hạn. Đối với sản phẩm điện thoại và linh kiện, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược không có tác động trực tiếp, nhưng là một trong những nhân tố gián tiếp quan trọng giúp thu hút đầu tư, đẩy kim ngạch thương mại tăng vọt từ con số không lên dẫn đầu về giá trị xuất nhập khẩu Việt – Hàn.

Trước khi Việt Nam-Hàn Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện từ Việt Nam sang Hàn Quốc hầu như không đáng kể

với tốc độ tăng trưởng là 0% trong nhiều năm liên tiếp. Trong giai đoạn này, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế cả về công nghệ cũng như máy móc trang thiết bị. Số lượng các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực này cũng ít, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn sản xuất máy tính và linh kiện cũng chưa có mặt tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sau khi Việt Nam-Hàn Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, giá trị xuất khẩu tăng đều qua các năm, chia thành hai giai đoạn chính. Giai đoạn: 2009

– 2015 với tổng giá trị dưới 1 tỷ USD và 2016 – 2019 với tổng giá trị trên 1 tỷ USD. Trong giai đoạn 2009 – 2015, nhìn chung các năm đều có tốc độ tăng trưởng mạnh, trung bình đạt 60,2%, trong đó 2015 vừa là năm có giá trị xuất khẩu đạt mức cao nhất với 770 triệu USD, vừa có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở mức 87,8% so với năm 2014 [55]. Trong giai đoạn 2016 – 2019, tuy các năm đều có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình không đạt cao như giai đoạn trước đó. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2016 – 2019 chỉ đạt 40%, thấp hơn 20,2% so với giai đoạn trước. Năm 2016 vừa là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vượt qua con số 1 tỷ USD, vừa là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn với 62,3%. Trong khi đó, tuy 2019 là năm có tổng giá trị xuất khẩu cao nhất nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp nhất, đạt 14,8% [55]. Nguyên nhân khiến nhu cầu về máy tính của Hàn Quốc có liên quan đến số lượng công ty mới thành lập tại Hàn Quốc mỗi năm. Hàn Quốc là một quốc gia phát triển, với rất nhiều thế mạnh về kinh tế cũng như công nghệ, do vậy đây là một nơi đầy tiềm năng để các công ty nước ngoài có thể lập chi nhánh tiếp cận những thế mạnh này tốt hơn. Trong giai đoạn 2009 – 2019, trung bình có khoảng 800 ngàn công ty và doanh nghiệp đăng ký mới hoặc mới thành lập tại Hàn Quốc [55]. Đồng thời mỗi một công ty đều cần đến máy vi tính để có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh, quản lý và vận hành được tốt hơn, nên nhu cầu về máy tính ở Hàn Quốc cao. Trong trường hợp doanh nghiệp hoặc công ty mở rộng về quy mô hay tăng thêm nhân viên, thì nhu cầu về máy tính cũng sẽ tăng, do chính sách bảo mật thông tin tại các công ty nên máy tính sẽ do công ty hoặc doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên.

Biểu đồ 3.4. Giá trị và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hàn Quốc giai đoạn 2005 – 2020 (tỷ USD)

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê từ 2005-2020

Một phần của tài liệu QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (2009 - 2020). (Trang 68)