Thách thức (T)

Một phần của tài liệu QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (2009 - 2020). (Trang 135 - 138)

Quan hệ phức tạp giữa hai miền Triều Tiên và Hàn Quốc là một trong những nhân tố nhạy cảm tác động đến quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Có thể nói rằng, quan hệ Triều Tiên - Hàn Quốc đã tiến rất xa so với giai đoạn thù địch trước đây. Nhiều dấu hiệu đáng tin cậy đã xuất hiện trong hợp tác kinh tế cũng như viện trợ song phương. Ngày 11/1/2019, Hàn Quốc đã viện trợ 200.000 liều thuốc

175

Tamiflu và 50.000 bộ xét nghiệm cúm cho Triều Tiên, giá trị 3,56 triệu USD. Ngoài viện trợ, hai bên còn trao đổi thông tin để hợp tác phòng bệnh [134]. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước còn chịu ảnh hưởng của các cường quốc như Trung Quốc và Mỹ. Triều Tiên có vai trò rất quan trọng đối với Trung Quốc và ngược lại, Trung Quốc hiện là đồng minh duy nhất, là nước bảo trợ ngoại giao, là nhà tài trợ kinh tế chính của Triều Tiên. Hai nước có quan hệ chặt chẽ bởi sự đồng điệu về hệ tư tưởng, sự đồng cảm và lịch sử hàng thập kỷ. Vai trò của Trung Quốc trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên là rất lớn: khoảng 400.000 lính Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc chiến này (theo Trung Quốc là 180.000 người). Mao Trạch Đông nói quan hệ giữa hai nước thân thiết như thể “môi hở răng lạnh”. Vì thế, nếu Triều Tiên sụp đổ, hàng triệu người sẽ tràn sang Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ tiếp quản Triều Tiên, đồng nghĩa với việc Mỹ có thể đóng quân sát Trung Quốc. Bởi vậy, Trung Quốc muốn Triều Tiên nằm trong tầm ảnh hưởng của mình để đảm bảo an ninh và lợi ích của Trung Quốc. Theo Trung Quốc, Triều Tiên rất phù hợp với Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của họ.

Hàn Quốc là "một trong những đồng minh thân cận nhất và những người bạn lớn nhất của Mỹ." Năm 1989, Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên được chỉ định là một đồng minh chính ngoài NATO [136]. Tuy nhiên Triều Tiên lại bị Mỹ và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc duy trì rất nhiều lệnh cấm vận từ những năm 1950. Hai nước có mâu thuẫn rất lớn về lợi ích khi Mỹ yêu cầu Triều Tiên từ bỏ hạt nhân trước, mới được đảm bảo an ninh. Trong khi đó, Triều Tiên lại yêu cầu Mỹ phải đảm bảo an ninh, thì nước này mới từ bỏ hạt nhân. Triều Tiên vẫn lo ngại Mỹ sẽ lật đổ chính quyền của họ, như Iraq, Libya, Syria. Từ năm 1945, ý đồ lật đổ chính quyền của các nước mà Mỹ không thừa nhận hầu như đã được thực hiện. Trên phạm vi toàn cầu, cần thấy rõ rằng, mục tiêu chiến lược của Mỹ không phải là Triều Tiên, cũng không phải là vũ khí hạt nhân của nước này. Tất cả những vấn đề đó chỉ là cái cớ. Mỹ và Triều Tiên đạt được hoặc không đạt được thỏa thuận, Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân hay không đều không phải là vấn đề then chốt, mà làm cho bán đảo Triều Tiên trở thành tiền đồn để Mỹ kiềm chế Trung Quốc và Nga mới là mục tiêu chủ yếu. Hệ thống phòng thủ tên lửa được Mỹ bố trí ở Hàn Quốc và Nhật đủ sức đe dọa Nga vàTrung Quốc. Đặc biệt, Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) bố trí ở Hàn Quốc có thể vươn sâu vào nội địa Trung Quốc và Nga. Mỹ đã trở thành mối đe dọa thực tế đối với Trung Quốc. Bởi vậy, thay đổi trong quan hệ Mỹ-Triều chính là thay đổi trong quan hệ Mỹ với Nga, Trung Quốc nói riêng, với thế giới nói chung. Do đó, diễn biến của quan hệ hai miền chắc chắn sẽ ảnh hưởng to lớn đến cả Trung Quốc

176 và Mỹ.

Trong giai đoạn hiện nay, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài và không có dấu hiệu hạ nhiệt với nhiều biện pháp trừng phạt lẫn nhau. Cuộc chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung là cuộc chiến tranh giành vị thế, nhằm gây sức ép với Trung Quốc thông qua hệ thống thể chế quốc tế và thông qua các cuộc đấu tranh chính trị ở các nước thế giới thứ ba sẽ tiếp tục [135]. Cuộc chiến giữa hai cường quốc này sẽ khó kết thúc bởi nước nào cũng muốn gia tăng sức mạnh kinh tế và chính trị không chỉ trong khu vực mà còn trên phạm vi thế giới. Chính vì vậy nên mối quan hệ trên bán đảo Triều Tiên sẽ khó có thể duy trì trong hòa bình và ổn định lâu dài do bị ảnh hưởng bởi lợi ích của các nước lớn. Khả năng thống nhất hai miền nam bắc cũng là điều rất khó đạt được. Mặc dù Việt Nam vẫn luôn duy trì quan hệ tốt với cả Triều Tiên và Hàn Quốc nhưng mối quan hệ phức tạp và nhạy cảm giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên cũng là một yếu tố mà chính phủ sẽ luôn phải có những phương án đối phó riêng. Trong trường hợp quan hệ hai miền ổn định, Việt Nam có thể tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác với cả hai như hiện nay. Tuy nhiên nếu tình huống xấu nhất xảy ra, Việt Nam cũng sẽ phải rất thận trọng trong cách thức ứng xử để tránh gây ra xung đột, ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế, chính trị và vị thế của mình trong khu vực. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng như Hàn Quốc. Đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các trung tâm của chuỗi. Các quốc gia chịu tác động nặng nề là các trung tâm của mạng sản xuất toàn cầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Khi đại dịch bùng nổ, các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện, nhiều hoạt động sản xuất tạm dừng lại. Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu, từ đó làm suygiảm tăng trưởng nền kinh tế thế giới nói chung và nhiều quốc gia, khu vực nói riêng. Các nền kinh tế lớn cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế suy giảm, kéo theo sự sụt giảm về cầu nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Cũng do ảnh hưởng của đại dịch nên FDI từ Hàn Quốc, Nhật Bản và một số các quốc gia khác vào Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực. Cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng trưởng. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó khu vực FDI (kể cả dầu thô) giảm 6,7% [137]. COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc. Đây là một

177

thách thức mới mà cả hai quốc gia cùng phải tìm biện pháp để giải quyết nếu muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (2009 - 2020). (Trang 135 - 138)