Điểm mạnh (S)

Một phần của tài liệu QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (2009 - 2020). (Trang 127 - 130)

Thế kỷ XX là giai đoạn thế giới bước vào trật tự quốc tế mới, với những đặc trưng chủ yếu là đối thoại và hợp tác xây dựng các khu vực hoà bình và ổn định. Các quốc gia đều tuân thủ theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vàonội bộ của nhau. Xu hướng hợp tác ngày càng phát triển, thể hiện ở việc hình thành rất nhiều liên kết song phương và đa phương lớn như các FTA thế hệ mới, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Chính phủ các nước đều ý thức được rằng càng ràng buộc về lợi ích kinh tế thì quan hệ chính trị, xã hội càng có sự bền chặt. Do vậy, xu hướng đa phương hóa, đa dạng hóa diễn ra ngày càng mạnh và trở thành xu thế toàn cầu hóa nói

167

chung trên toàn thế giới. Các nước phát triển có lợi thế về vốn, công nghệ nhưng lại bị hạn chế về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên. Thị trường của các nước giàu cũng bắt đầu bão hòa sau một giai đoạn phát triển nhất định khiến các tập đoàn lớn bắt đầu có những khó khăn trong việc mở rộng và phát triển thị trường. Các nước nghèo và đang phát triển mặc dù có hạn chế về nguồn vốn và năng lực sản xuất nhưng đa số đều có dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào và giá rẻ. Các chính sách thu hút đầu tư trong giai đoạn này cũng rất ưu đãi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn. Xuất phát từ nhu cầu của cả hai phía, các nền kinh tế phát triển bắt đầu có xu hướng mở rộng quan hệ với các nền kinh tế đang phát triển nhằm đa dạng hóa thị trường, tận dụng các cơ hội đầu tư cũng như khai thác những nguồn lực sẵn có. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam và Hàn Quốc tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng quan hệ hợp tác gắn bó là điều tất yếu.

Quan hệ của ASEAN và Hàn Quốc cũng rất tốt đẹp. ASEAN và Hàn Quốc thiết lập quan hệ từ năm 1989, đến năm 2004 nâng cấp quan hệ lên đối tác hợp tác toàn diện. Năm 2010, hai bên đã nâng tầm quan hệ lên ĐTCL. Trên lĩnh vực kinh tế, Hàn Quốc là đối tác thương mại, nhà đầu tư lớn thứ 5 của ASEAN. ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Hàn Quốc. Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 160,5 tỷ USD. FDI từ Hàn Quốc vào ASEAN đạt 6,6 tỷ USD. Lượng khách du lịch từ ASEAN vào Hàn Quốc vượt 10 triệu lượt năm 2018 [162]. ASEAN là điểm đến được ưa chuộng nhất của Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng là một trong những đối tác quan trọng nhất trong hợp tác với các nước khu vực sông Mekong thông qua hoạt động hợp tác phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo… và các dự án sử dụng nguồn vốn ODA do Quỹ Hợp tác phát triển (EDCF) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) cung cấp.

Hàn Quốc và ASEAN có nhiều hiệp định hợp tác về kinh tế như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện năm 2005…. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết 04 Hiệp định khác về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 6/2007), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 5/2009), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 6/2009). Mục tiêu của AKFTA là thiết lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc. Ngoài lộ trình cắt giảm và xoá bỏ thuế quan của trong khu vực ASEAN-Hàn Quốc theo hiệp định, AKFTA còn hướng tới các mục tiêu về tự do hóa thương mại dịch vụ trên hầu hết các lĩnh vực; thiết lập cơ chế đầu tư cạnh tranh và cởi mở; thiết lập các biện pháp tạo thuận lợi đầu tư và thương mại; và mở rộng hợp tác kinh tế ra các lĩnh vực khác nhằm hỗ trợ tăng cường đầu tư và thương mại giữa ASEAN trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc.

168

phủ đã có rất nhiều điều chỉnh trong lĩnh vực kinh tế nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế và tăng cường hợp tác trong tất cả các lĩnh vực. Tại Việt Nam, các quy định, chính sách về thu hút FDI đã được cụ thể hóa tại các văn bản pháp luật như Luật Sử dụng đất phi nông nghiệp 2010; Luật Đầu tư 2014; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) sửa đổi 2013; Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016; Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 123/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; …Tất cả những văn bản pháp luật trên nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình đầu tư. Các ưu đãi phổ biến đó là miễn hoặc giảm thuế; miễn giảm thuế nhập khẩu; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; cho thuê đất với mức giá ưu đãi. Những tiêu chí quan trọng để xác định loại hình và quy mô ưu đãi bao gồm: (i) Địa điểm đầu tư ; (ii) Lĩnh vực đầu tư; (iii) Số lượng việc làm tạo ra; (iv) Ưu đãi theo tổng mức đầu tư. Mục tiêu của các chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư của Việt Nam chủ yếu nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI, góp phần thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, cân bằng phát triển giữa các vùng, miền, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cấp công nghệ, tạo việc làm và các mục tiêu xã hội khác.

Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết và thực hiện nhiều hợp tác song phương, đa phương trên phạm vi khu vực và toàn thế giới. Các hợp tác quốc tế Việt Nam tham gia đã tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam có thể kể đến như sau: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VN- EAEU FTA). Ngoài ra, còn có các hiệp định hợp tác giữa Việt Nam hay ASEAN với các vùng lãnh thổ và quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông và Úc/New Zealand. Các đối tác thương mại chính của Hàn Quốc ngoài Việt Nam bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản và khu vực ASEAN. Đối với Hàn Quốc, các hợp tác quốc tế của Việt Nam đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư Hàn Quốc mở rộng một thị trường mới. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng tận dụng các ưu đãi mà thị trường Việt Nam có được để thực hiện kinh doanh quốc tế thuận lợi hơn. Đặc biệt, Việt Nam chính là một điểm đến thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc để tiếp cận gần nhất với hai thị trường Trung Quốc và ASEAN về cả mặt địa lý và chiến lược. Việt Nam với vị thế là một quốc gia đang phát triển với mức thu nhập trung bình thấp được hưởng nhiều ưu đãi hơn trong hợp tác quốc tế, đặc biệt là các ưu đãi về thuế quan dành cho nước đang phát

169 triển so với một quốc gia phát triển như Hàn Quốc.

Về mặt địa - chính trị, lịch sử, văn hóa, Việt Nam và Hàn Quốc cùng là hai nước Châu Á, có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Á. Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Dương, khu vực kinh tế năng động, nhiều tiềm năng, nên có thể có các cơ hội tiếp cận dễ hơn vào các nước láng giềng. Về lịch sử - văn hóa, cả hai dân tộc đều cùng trải qua chiến tranh, đô hộ, hai miền chia cắt. Vì thế, Việt Nam rất thấu hiểu được sự mong mỏi thống nhất, hòa bình, ổn định của Chính phủ và nhân dân trên bán đảo Triều Tiên cũng như cam kết sẽ ủng hộ hết sức vào tiếntrình đó. Ngoài ra, Việt Nam còn là một trong số ít nước trong khu vực có quan hệ ngoại giao thân thiện với cả hai nước trên bán đảo Triều Tiên.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (2009 - 2020). (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w