Xu hướng quan hệ

Một phần của tài liệu QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (2009 - 2020). (Trang 138 - 139)

Có ba kịch bản có thể xảy ra đối với quan hệ ĐTCL Việt Nam-Hàn Quốc là suy giảm hợp tác, giữ nguyên và tăng cường hợp tác. Dựa vào phân tích SWOT cho thấy xu hướng tăng cường hợp tác, nâng cấp quan hệ giữa hai nước từ quan hệ ĐTCL hiện nay lên Đối tác chiến lược toàn diện là khả thi nhất. Điều này đã được Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc bày tỏ trong cuộc hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam vào ngày 23/6/2021 [156]. Trước đề nghị đó, Việt Nam đã nhấn mạnh việc hết sức coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Hàn Quốc, luôn coi Hàn Quốc là đối tác quan trọng, lâu dài và là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong quan hệ quốc tế của Việt Nam. Việt Nam đánh giá rất cao và tin tưởng với chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc sẽ tạo cơ hội lớn cho việc tăng cường hơn nữa quan hệ ĐTCL Việt Nam - Hàn Quốc. Việt Nam sẵn sàng cùng Hàn Quốc đưa quan hệ ĐTCL lên tầm cao mới trong thời gian tới; hai nước sẽ xác định rõ những nội hàm, những mục tiêu cụ thể cần đạt được sau khi nâng cấp quan hệ để hai nước đưa ra được những cam kết cụ thể, tạo thuận lợi cho việc nâng cấp quan hệ. Dựa trên những điều kiện thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội mà Việt Nam và Hàn Quốcđang có, việc nâng cấp quan hệ song phương từ ĐTCL thành đối tác chiến lược toàn diện để tăng cường hợp tác kinh tế mang tính khả thi cao.

Xét bối cảnh thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng phát triển mang đến nhiều thay đổi tích cực trong đời sống và sản xuất của mọi cá nhân, cũng như doanh nghiệp trên thế giới. Thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực mà không có biên giới cũng như hạn chế về thời gian. Những đột phá công nghệ như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật, robots, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, lưu trữ năng lượng, v.v.., làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lên rất nhiều. Sự thay đổi về công nghệ diễn ra liên tục khiến cho các quốc gia phải nhanh chóng đổi mới, thích ứng với điều này để không bị tụt hậu về sau. Trong bối cảnh này, hợp tác sẽ mang đến lợi ích cho tất cả các bên, giúp các nền kinh tế phát huy hết được lợi thế so sánh quốc giá và bù đắp những hân chế trong quá trình phát triển.

Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, tiếp tục phát triển năng động có vị trí địa kinh tế - chính trị ngày càng quan trọng. Với sự dịch chuyển sang nền kinh tế dịch vụ, các nước mới nổi và đang phát triển ở khu vực đang nằm trong danh sách các nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu, tiếp tục đóng góp hơn 50% tăng

178

trưởng toàn cầu hằng năm [140]. Các quốc gia đông dân nhất thế giới, như Trung Quốc, Ấn Độ đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Những thị trường tăng trưởng mới này là động lực cho các xu hướng lớn nhất trong công nghệ, thương mại và tài chính. Liên kết kinh tế - thương mại tiếp tục là xu hướng chủ đạo, được thúc đẩy mạnh mẽ, tạo nền tảng cho sự phát triển của khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương trong đó có Hàn Quốc và Việt Nam.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015 [149] là một trong những nhân tố tác động tích cực đến quan hệ kinh tế hai nước. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có nhiều thỏa thuận liên quan đến các lĩnh vực chính sau: thương mại hàng hoá; quy tắc xuất xứ; thuận lợi hóa hải quan; phòng vệ thương mại;các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); thương mại dịch vụ; đầu tư; sở hữu trí tuệ; thương mại điện tử; cạnh tranh; minh bạch; hợp tác kinh tế; thể chế và các vấn đề pháp lý. Ngoài ra, VKFTA cũng đưa ra những nội dung cụ thể về hợp tác đầu tư giữa hai quốc gia. Về đầu tư, hiệp định bao gồm các cam kết về nguyên tắc chung và các cam kết về mở cửa của từng Bên. Trong đó, 4 nghĩa vụ cơ bản là: (i) Đối xử quốc gia (NT);

(ii) Đối xử tối huệ quốc (MFN); (iii) Các yêu cầu về hoạt động (PR); (iv) Nhân sự quản lý cao cấp (SMBD). Về giải quyết tranh chấp đầu tư, VKFTA áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước – nhà đầu tư nước ngoài (ISDS). Nhìn chung VKFTA có nhiều thỏa thuận mới giúp cắt giảm thuế quan, mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp từ hai nước, thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương trên nhiều mặt.

Những tác động khách quan từ thế giới, khu vực và chủ quan từ phía Việt Nam và Hàn Quốc cho thấy xu hướng hợp tác sẽ là chủ đạo. Bên cạnh đó, Hàn Quốc là một trong những ĐTCL mang lại hiệu quả hợp tác kinh tế cao nhất cho Việt Nam còn Việt Nam lại là một trong những quốc gia trọng tâm trong chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc. Hai bên vừa là nhà đầu tư quan trọng, đối tác xuất nhập khẩu lớn và thị trường đầy tiềm năng của nhau. Tất cả những yếu tố trên là cơ sở quan trọng để cả hai phía thúc đẩy nâng cấp quan hệ lên ĐTCL toàn diện với trọng tâm là hợp tác phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (2009 - 2020). (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w