Vai trò của tác phẩm báo chí chính luận trong đời sống báo chí và đờ

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG. LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Vai trò của tác phẩm báo chí chính luận trong đời sống báo chí và đờ

đời sống xã hội

Trong đời sống báo chí nƣớc nhà, tác phẩm báo chí chính luận giữ vai trò hết sức quan trọng, góp phần tạo thƣơng hiệu cho tòa soạn báo, cơ quan báo chí. Với mục đích thuyết phục công chúng, giúp công chúng hiểu sự thật bằng luận cứ, luận chứng và lý lẽ, tác phẩm báo chí chính luận đã trở thành tiếng nói mạnh mẽ nhất, có sức lay động, lan tỏa đến các tầng lớp nhân dân. Chẳng hạn, bài xã luận đƣợc coi là “bài báo quan trọng nhất trong một số báo, nêu lập trƣờng, quan điểm của một tờ báo về một vấn đề quan trọng nào đó” [31; tr.155]. Nó thƣờng xuất hiện trƣớc một biến cố hay một chủ trƣơng hành động lớn có tác động đến toàn xã hội. Còn bài bình luận không nhất thiết phải đề ra các nhiệm vụ chính trị, chỉ thị để hành động nhƣng lại “giữ vai trò là hạt nhân vì nó đã thể hiện sinh động nhất những đặc điểm cơ bản của cả nhóm” [2; tr.291]. Nó giải thích, đánh giá, phân tích về những sự thật tiêu biểu của đời sống đang cần đƣợc làm sáng tỏ và đƣợc định hƣớng.

Nhận xét về vai trò của tác phẩm báo chí chính luận trong đời sống báo chí có ý kiến cho rằng: “Mỗi tòa soạn, mỗi cơ quan báo, đài nếu không bồi dƣỡng, đào tạo đƣợc vài ba cây viết chính luận vững vàng thì rất khó có thể thể hiện bản sắc riêng. Ở góc độ khác, cơ quan báo đài nào không có những cây viết chính luận đi sâu phản ánh trung thực và kịp thời các mũi nhọn của cuộc sống đƣơng đại thì tên tuổi của cơ quan báo đài đó sẽ mờ nhạt dần trong công chúng”4.

Sau hơn hai mƣơi năm đổi mới, dòng báo chí chính luận đã trở thành vũ khí sắc bén trên mặt trận tƣ tƣởng, văn hóa. Với vai trò phản biện xã hội, các tác phẩm báo chí chính luận đã bám sát những bƣớc tiến của đất nƣớc trong công cuộc đổi mới: Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đến thời mở cửa, rồi hội nhập. Theo thời gian và vận hội mới, báo chí chính luận nói riêng, báo chí Việt Nam nói chung ngày càng hiện đại hơn, nội dung và hình thức thể hiện chuyên nghiệp hơn.

4Nguồn: http://thoisuttv.wordpress.com/2011/04/15/nang-cao-tinh-chinh-lu%E1%BA%ADn-tren-song- phat-thanh-truy%E1%BB%81n-hinh/

23

Trong đời sống xã hội, tác phẩm báo chí chính luận đã thực sự thể hiện đƣợc vai trò đắc lực của mình trên khắp các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội... Nó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đƣờng lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; phát hiện và phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của quần chúng nhân dân; nêu lên những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; tích cực tham gia đấu tranh, chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, lãng phí và suy thoái đạo đức, lối sống. Chính những tác phẩm báo chí chính luận với mục tiêu hƣớng dẫn nhận thức và hành động của công chúng, với nội dung thông tin chân thật, có sức thuyết phục cao đã tạo lòng tin nơi nhân dân và trở thành diễn đàn “của dân, do dân và vì dân”.

1.2.4.Trần Bạch Đằng – một trong những cây bút chính luận xuất sắc của nền báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới

86 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã sản sinh ra những nhà báo ƣu tú, những bậc thầy về báo chí nhƣ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Cừ, Trƣờng Chinh, Xuân Thủy v.v.. Kể từ đó đến nay, nhiều lớp thế hệ nhà báo tiếp nối vẫn phát huy đƣợc truyền thống vẻ vang, kiên định lập trƣờng chính trị, trung thành với lý tƣởng cách mạng, ý thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo, chiến đấu không mệt mỏi vì nhân dân, vì lẽ phải, vì những điều nhân văn, tốt đẹp.

Là một trong những ngƣời con ƣu tú của nền báo chí cách mạng Việt Nam, Trần Bạch Đằng đã cho thấy một diện mạo riêng của một trong những cây bút chính luận sắc sảo, tràn đầy tâm huyết trong thời kỳ đổi mới. Nếu nhƣ nhà báo Hoàng Tùng chủ yếu viết xã luận, bình luận trên tờ Nhân dân, trong đó “một số bài xã luận của ông mang tính chuẩn mực về thể loại”; nhà báo Hữu Thọ tạo phong cách riêng qua những tiểu phẩm báo chí thì nhà báo Trần Bạch Đằng viết ở nhiều lĩnh vực, đăng ở nhiều tờ báo khắp trong Nam ngoài Bắc. Ở lĩnh vực nào, ông cũng chứng tỏ mình là cây viết chính luận xuất sắc.

Xứng đáng với danh hiệu Nhà báo – chiến sỹ, mỗi bài viết của Trần Bạch Đằng nhƣ “những mũi tên bắn vào sự trì trệ, tiêu cực và làm cho những vấn đề ông

24

nêu ra biết cử động, đƣợc ngƣời đọc chú ý”[62, tr.9]. Các tác phẩm báo chí của ông đã đƣợc công bố trong những năm qua cho thấy dù không có ý định nhƣng ông đã tạo đƣợc một phong cách báo chí khá nổi trội, ghi dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc. Có thể nói trong đời sống báo chí Việt Nam có một cây bút tạo đƣợc phong cách riêng, phong cách Trần Bạch Đằng.

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG. LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ (Trang 26 - 28)