Đậm chất văn chương

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG. LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ (Trang 65 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Đậm chất văn chương

M. Prisiuk đã từng viết: “Sự phản ánh của chính luận bao giờ cũng đậm đà sự xúc cảm. (…) Đó là sự tán thƣởng và niềm vui sƣớng, lòng căm thù và sự tức

45

Bài Thuận chiều và nghịch chiều, Báo Phụ Nữ TP.HCM, ngày 15/9/2001.

62

giận, trầm tƣ và âu yếm. Đó là sức hấp dẫn trong việc phân tích sự kiện và đánh giá chính trị” [62, tr.57]. Trong các tác phẩm báo chí chính luận Trần Bạch Đằng, ngƣời đọc nhận ra một chất văn đậm đà đan xen giữa lớp ngôn ngữ mang tính chính luận sắc bén. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, chính chất văn ấy đã làm nên sự bền vững của bài viết. Bởi với ông, lý luận phải đƣợc gắn với cuộc sống. Đó cũng là nét đặc sắc tạo nên giọng điệu rất riêng mang phong cách Trần Bạch Đằng.

Trƣớc tiên, chất văn chƣơng thể hiện ở sự trau chuốt, bóng bẩy, sử dụng nhiều biện pháp tu từ của văn học nhƣ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ ngay từ cách đặt tít báo của tác giả. Đó là các tít bài: Một vòng nhỏ trên châu thổ sông Hồng, Giữ mãi độ nồng của mùa thu tháng tám, “Đội quân tóc dài” trên đấu trường thể thao, Nã đại bác vào tham nhũng, Khi cánh cửa 2002 mở, TP.HCM - hòn ngọc tỏa sáng…

Chất văn trong tác phẩm báo chí của tác giả cũng thể hiện trong cách hành văn trải dài cảm xúc, giàu nhạc điệu: “Tôi hy vọng trong lần về quê sắp tới, vẫn thấy ngọn trần điều, các người trung niên búi tó, các câu kinh ngân theo gió – chúng cản trở gì đất nước ta? – mà con lộ vào Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên không làm vỡ tim người ngồi xe, mà ghe thuyền hoặc chạy máy hoặc giong buồm phăng phăng rẽ sóng, mà các ngôi nhà không giao đảo khi gió lớn, mà các cháu – Khơme và Kinh – ăn no, mặc lành lũ lượt đến trường, mà điện không là cái gì “quái lạ” với dân, mà – nhất là cái mà này – cường hào ác bá dù dán nhãn gì đã khăn gói rời Tứ giác từ lâu…(Khu tứ giác Long Xuyên khi đội dự bị vào trận).

Tác giả cũng sử dụng nhiều thủ pháp so sánh, liên tƣởng, giàu hình tƣợng, giàu sức biểu cảm làm cho bài viết hấp dẫn một cách tự nhiên. Trong tác phẩm

Phiếm luận về tham nhũng và chống tham nhũng, ông viết: “Đổi mới mang đến

bao nhiêu thành tựu phát triển đất nước, tham nhũng như gáo nước lạnh tạt vào niềm phấn khởi của dân”. Nhắc đến thời khắc nhân dân Nam bộ hƣởng chế độ dân chủ cộng hòa một cách hòa bình vỏn vẹn có trên dƣới ba mƣơi ngày sau mấy ngàn năm lệ thuộc phong kiến trong và ngoài nƣớc, ông liên tƣởng tới một hình ảnh rất đẹp để ví von: “Chúng ta nâng niu ba mươi ngày đó như nâng niu giấc mơ êm đẹp

63

và tha thiết của hàng ngàn năm” (Từ Nam bộ kháng chiến đến toàn quốc kháng

chiến cái thuở ban đầu).

Chất văn trong cây bút chính luận Trần Bạch Đằng còn tỏa ra từ những sự kiện, số liệu, cuộn theo dòng suy nghĩ sắc sảo của tác giả: “Thấm thoát đã 25 năm kể từ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng và thống nhất. Con đường 25 năm chẳng phẳng phiu một chút nào. Ít ra, nước ta cũng đã phải dành đến 15 năm xử lý những tồn đọng – cả những nảy sinh mới sau giải phóng như chiến tranh biên giới. Hàn gắn những vết thương vật chất đã khó mà giúp cho nỗi đau trở nên lành lặn còn khó hơn rất nhiều lần” (30-4-1975: Kết thúc và mở đầu); “Tôi từ giã Quảng Ninh từ huyện lỵ Tiên Yên. Thị trấn nhỏ, buồn bã, như đứng ngoài lề cuộc sống. Huyện ủy thông báo với tôi hiện 1.500 hộ đang đói – đói theo nghĩa trắng. Một huyện 34.000 dân, tỷ lệ đói như thế không thấp. Nhất là đói giữa một tỉnh Quảng Ninh sôi động…” (Chuyện Quảng Ninh).

Phong cách viết chính luận đậm chất văn chƣơng của nhà báo Trần Bạch Đằng còn thể hiện ở sự am hiểu nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Trong các tác phẩm báo chí chính luận, ông thƣờng trích dẫn những tứ thơ, câu văn làm minh họa dẫn chứng trong bài hoặc biểu đạt cho ý kiến của mình.

Viết về chiến thắng 30/4/1975, ông làm sống dậy không khí náo nức, sục sôi của Hội nghị Diên Hồng một thuở:

“Thần dân nghe chăng, sơn hà nguy biến Hận thù đằng đằng nên hòa hay chiến? Diên Hồng tâu lên cùng minh đế báo ân… …Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? Hy sinh!”

Trong bài Năm mới, nói chuyện kế thừa 47, ông nhớ đến những câu thơ hàm ý triết học hay đầy trữ tình và nhân bản của các vua Trần soạn thảo sau chiến thắng:

- “Thùy tri vạn cổ trùng hưng nghiệp

64

Bán tại sơn hà bán tại nhân”

- “Trước khóm, sau thôn tựa khói lồng Bóng chiều man mác có dường không Theo còi chăn dắt trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”

Là ngƣời thông minh, đặc biệt có năng khiếu văn học, Trần Bạch Đằng cũng sáng tác nhiều tác phẩm, kịch bản văn học có giá trị. Khi viết về những sự kiện quan trọng đánh dấu bƣớc chuyển mình của đất nƣớc, tác giả không khỏi xúc động, bồi hồi, nhớ đến những câu thơ tự tay mình viết. Chẳng hạn, trong bài Năm 2000 –

Khởi động mới, khi viết về ƣớc vọng năm 2000 khởi động cho sự nghiệp phát triển

đất nƣớc ở tầng nấc cao hơn, tác giả bất chợt nhớ đến ngày Tết năm 1977, đi ngang gò Đống Đa ở Hà Nội, chứng tích một chiến công của dân tộc, tác giả đã viết bốn câu thơ:

“Đỉnh gò, gặp Quang Trung, áo giáp Tay đại đao, trỏ lối xa xa:

(Ngựa chồm vó đường xuân nắng ngập -“Năm hai ngàn! Tất cả theo ta!”

Năm 2005, khi viết bài bình luận Thống nhất – kỳ tích của ngày 30-4-1975, tác giả cũng nhớ đến những câu “văn vần” ông viết khi có dịp qua thôn Ngọc Lũ ở đồng bằng Bắc Bộ năm 1979.

“Cháu khoe: quê của trống đồng Hoa văn nguyên nét giữa lòng phù sa Trống ngân vào tuổi ê a

Mái trường cô nhắc, mái nhà mẹ ru Cháu khoe: bồi đất đỏ lừ

Nhãn sà nghiêng nhánh, mít du kín tàn Khoai vồng xanh, mía bãi vàng

Cháu khoe: trai gái cả làng việc quân Phút giây Xóm Chủ dừng chân

65

Chú khoe: chú vốn là dân Nam Hà Cháu cười: chú đến từ xa

Chú liều: thì cũng quê ta, trống đồng Bắt tay, chú hiểu: Bằng lòng…”

Ông đƣa vào bài những vần thơ trên ngụ ý nhấn mạnh ý nghĩa của từ “thống nhất”. Nó không chỉ là sức sống tâm linh của ngƣời Việt Nam mà còn là sức sống thật của đất nƣớc liền một dải, thể hiện trong mối quan hệ keo sơn, gắn bó của cả thế hệ đồng bào, xóm làng, xứ sở.

Chất văn trong các tác phẩm báo chí chính luận của Trần Bạch Đằng là nhờ ở vốn sống phong phú, nền tảng văn hóa rộng và sâu. Bác Hồ từng căn dặn: Phải viết cho hay, cho văn chƣơng thì ngƣời ta mới đọc. Chất “văn” trong báo chí của ông không giống chất “văn” trong văn học. Nó đan xen, giao thoa trong những lập luận sắc sảo, chặt chẽ, không đi ra ngoài nguyên tắc khách quan, chân thật của báo chí, giúp ông diễn đạt mềm mại hơn những vấn đề tƣởng chừng khô khan, tăng thêm sức lôi cuốn khi bàn luận, phân tích. Nó tạo thành một thứ ngôn ngữ rất độc đáo mang phong cách của riêng ông: ngôn ngữ chính luận - trữ tình.

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG. LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)