Ứng xử chuyên nghiệp với cách tổ chức tác phẩm báo chí chính luận

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG. LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ (Trang 85 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.5. Ứng xử chuyên nghiệp với cách tổ chức tác phẩm báo chí chính luận

Tổ chức tác phẩm báo chí đƣợc hiểu là “cách tổ chức sắp xếp các dữ liệu sao cho hợp lý và phục vụ tốt nhất cho việc làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm” [34, tr. 41]. Một kết cấu chặt chẽ bao gồm hệ thống luận điểm, luận chứng rõ ràng thể hiện chính kiến tác giả là yêu cầu quan trọng đối với ngƣời viết khi tổ chức tác phẩm báo chí chính luận.

Khi nghiên cứu về phong cách chính luận, TS.Hữu Đạt đã đƣa ra cách tổ chức văn bản chính luận nhƣ sau [9, tr.273]:

1. Lý do nêu vấn đề (viết văn bản) 2. Phân tích, lý giải làm sáng tỏ vấn đề

82

3. Thái độ của tác giả (và bạn đọc) 4. Kêu gọi hành động ủng hộ

Đối chiếu vào các tác phẩm báo chí chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng, ngƣời viết thấy rằng, cách tổ chức tác phẩm báo chí chính luận của ông vẫn đảm bảo theo yêu cầu của một văn bản chính luận với lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, đồng thời cũng không dập khuôn cứng nhắc mà rất linh hoạt với cách thể hiện sinh động, hấp dẫn tùy vào từng sự kiện, vấn đề phản ánh.

Ví dụ bài xã luận Khí phách chiến binh – khí phách thanh niên 55

có kết cấu lập luận chặt chẽ nhƣ sau:

- Lý do viết văn bản:

 Tính từ ngày 22/12/1944 đến hôm nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam tròn 60 tuổi.

 Một quân đội từ “nhân dân mà ra” đều thuộc đội ngũ những ngƣời Việt Nam ƣu tú mang trong mình niềm kiêu hãnh, tự hào “khí phách chiến bình”.

- Phân tích, lý giải làm sáng tỏ vấn đề:

 Trong chiến tranh, khí phách ấy bắt nguồn từ lời giáo huấn của Hồ Chủ Tịch: “kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

 Trong hòa bình đổi mới, khí phách chiến binh thể hiện ở những nơi gian khổ nhất: công trƣờng, biên ải xa xôi, vùng núi cao, vùng hải đảo giữa biển khơi.

Tác giả dẫn chứng: “xƣa xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước…, nay đổ mồ hôi mở đại lộ Hồ Chí Minh…”.

 Khí phách chiến binh hiển hiện trong đời sống khắp nơi trên đất nƣớc chúng ta. Họ có mặt ở “Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể, các viện khoa học, trên bục giảng các trƣờng, trên mặt trận văn hóa, báo chí, thậm chí ngoại giao”.

83

- Thái độ của tác giả: tự hào vì thanh niên Việt Nam hiện nay đang có một kho tài liệu sống với đủ tình tiết, và đầy “kịch tính” cả thời chiến lẫn thời bình để soi rọi. Không phải đất nƣớc nào cũng có hạnh phúc đó.

- Kêu gọi hành động: Những ngƣời thanh niên ngẩng cao đầu sống và phấn đấu noi gƣơng.

Ở những bài bình luận, bài phê bình khác, phần mở đầu - lý do viết văn bản, của tác giả hết sức linh hoạt, phong phú, có thể bắt đầu bằng việc lắng nghe tiếng nói, ý kiến nhân dân. Ví dụ:

- Mở đầu bài Một yêu cầu khẩn thiết56, ông viết: “Có thể nói trong tất cả những lần tôi tiếp xúc gần đây với cơ quan lãnh đạo và quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp xúc với những người sản xuất, đặc biệt là những người sống bằng nghề chăn nuôi, vườn cây… đâu đâu cũng nghe một lời cầu xin hết sức khẩn thiết, có người vừa nói vừa ứa nước mắt: chúng tôi xin Nhà nước đừng nhập những gì chúng tôi làm ra được”.

-“Ở tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà tôi làm việc, nơi nào cũng nêu một yêu cầu thống nhất: cần điều chỉnh lại chính sách tín dụng xóa đói giảm nghèo hiện hành57

.

Cũng có rất nhiều bài báo, tác giả mở đầu bằng những tin tức đã đƣợc đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Chẳng hạn:

- “Gần đây báo chí nước ta có đăng một tin về hoạt động của Thủ tướng Chính phủ hoàng gia Campuchia Husen…”58

-“Tin chấn động – hơn cả cơn đột quỵ từ trước Tết Nguyên đán của cá nhân tôi – khi báo Công An (Bộ Công an) đưa ngày hôm kia, và sáng qua, một số tờ báo đưa lại với chi tiết về việc một cán bộ cỡ Phó chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao quốc gia phạm một tội ác có tổ chức” 59

.

56Bài đã dẫn, báo Thanh Niên, ngày 11/8/1999.

57 Bài Tín dụng “xóa đói giảm nghèo” ở nông thôn – một đề xuất nhỏ, báo Thanh Niên, ngày 6/10/1999.

58Bài Nên học Thủ tướng Campuchia Hunsen, báo Phụ Nữ TP.HCM, ngày 13/4/2002.

84

Có khi tác giả bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình trƣớc một sự kiện vừa mới xảy ra. Ví dụ: “Tôi tán thành ý kiến của Đoàn Chủ tịch Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam công bố tại Đại hội, là chưa đưa vào nghị quyết đại hội việc thành lập một tổ chức xã hội chống tham nhũng” 60.

Có khi, tác giả mở đầu bài báo bằng cách kể chuyện:

- “Tôi có quen thân với một gia đình, hai vợ chồng là cán bộ và đều là liệt sĩ – người chồng hy sinh trong một trận phục kích của Mỹ, người vợ bị bắt, bị sát hại trong Mậu Thân, được tuyên dương anh hùng. Anh chị có hai con trai, các cháu được nuôi nấng tốt, ăn học đàng hoàng và đều biết cha mẹ mình hy sinh như thế nào. Sau giải phóng, hai cháu về Nam, công tác ở thành phố, người anh lập gia đình trước, đời sống vật chất không có gì khó khăn. Thế nhưng, đùng một cái, người anh nghiện ma túy, không sống được bao lâu. Cảnh buồn này xảy ra khi anh chị đã là liệt sĩ. Tôi nghĩ nếu anh chị còn sống, nhất là chị, nỗi đau không biết sẽ như thế nào (Ma túy – nỗi nguy đối với cả dân tộc).

Phần nội dung chính của tác phẩm báo chí chính luận, tác giả sử dụng giọng văn chính luận đậm tính chiến đấu với lý lẽ sắc bén và dẫn chứng thuyết phục, rõ ràng để phân tích, lý giải làm sáng tỏ vấn đề. Ông cũng sắp xếp những con số, chi tiết, sự việc, dữ kiện thu thập đƣợc theo chủ ý riêng để lý giải vấn đề đƣợc nêu lên. Các bài viết ký tên Trần Bạch Đằng trong chuyên mục Câu chuyện thứ 4 Lăng kính cuối tuần (báo Thanh Niên), Suy nghĩ cuối tuần (báo Phụ Nữ TP.HCM), Vấn đề hôm nay (Báo Công An TP.HCM) có hàm lƣợng chữ không dài khoảng 600 đến 800 từ nhƣng bằng một văn phong giản dị, tác giả dẫn dắt ngƣời đọc đi từ góc độ này đến góc độ khác và chuyển tải đầy đủ ý tƣởng bài viết.

Điểm nổi bật trong phần nội dung của tác phẩm báo chí chính luận Trần Bạch Đằng là những câu chuyện kể mà ông đƣa vào giúp cho mạch văn không khô khan hoặc quá trang trọng nhƣ trong văn bản chính luận thƣờng thấy mà rất truyền cảm, dễ hiểu, gần gũi và hấp dẫn ngƣời đọc. Hơn nữa, những câu chuyện liên quan

60

85

tới vấn đề đang bàn luận, phân tích không làm giảm chất chính luận trong tác phẩm mà trái lại, càng tăng hiệu quả thuyết phục bởi “nói có sách mách có chứng”. Điều đó lý giải vì sao “ông viết rất hay và không ai bắt chƣớc đƣợc”.

Ví dụ ở bài Những điều nên tham khảo61, khi nhận xét bộ máy hành chính cồng kềnh cùng với một số lƣợng lớn công chức ăn lƣơng nhà nƣớc làm cho hiệu quả điều khiển, quản lý xã hội không cao, tác giả kể chuyện xƣa để liên hệ đến chuyện nay: “Sau chiến thắng Nguyên Mông lần cuối cùng, tình thế nước ta ổn định dần, nhiều mặt đã đạt mức phát triển cao. Vua Trần Anh Tông (1293-1314) tổ chức triều đình khá bề bộn, dâng biểu cho Thái thượng hoàng là Trần Nhân Tông (1279- 1293) xem xét. Thái thượng hoàng phê như sau: “Có bao giờ một nước to bằng bàn tay mà lại đặt triều ban nhiều đến thế này?. Có thể coi dự kiến của Trần Anh Tông như một thứ “bệnh” vào thời bình”.

Trong không ít những bài chính luận khác, Trần Bạch Đằng phần lớn là kể một, hai câu chuyện rồi sau đó mới đi vào bàn luận, phân tích sâu về sự kiện, vấn đề.

Khi kết thúc bài viết, nhà báo Trần Bạch Đằng thƣờng thể hiện đề xuất, giải pháp và kêu gọi sự đồng thuận của xã hội trƣớc một vấn đề bức xúc nào đó. Ví dụ, kết lại bài viết Đua xe máy trên đường - Không thể là loại tiểu thuyết trường

thiên, tác giả đề nghị: “Nói về an toàn giao thông, “trưng” số lượng tử vong hay

thương tật nặng, coi như quá đủ. Bây giờ đã đến lúc phải làm. Biện pháp cần mạnh, nhiều dạng, không chỉ trông chờ sự có mặt của cảnh sát. Đường cấu trúc không cho phép đua xe hay chạy quá nhanh – một biện pháp đã “quốc tế hóa” từ lâu, hoàn toàn khả thi…”

Hoặc tác giả khẳng định, nhấn mạnh lại vấn đề đã nêu ra: “Tóm tắt, trước nạn tham nhũng, không hề có chuyện “hưu chiến” - dù trong giây lát…” (Trước

nạn tham nhũng, không bao giờ có chuyện “hưu chiến”)

61

86

Một cách tổ chức tác phẩm báo chí chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng cũng cần đƣợc chú ý là sự xuất hiện của những câu có độ dài lớn, trong đó chứa đựng nhiều ý có quan hệ qua lại với nhau, bảo đảm cho lập luận logic, chặt chẽ. Ví dụ: “Tôi có thể khẳng định điều sau đây: không một đảng viên cộng sản nào từng lăn lộn với vận nước thuở dân ta còn thân nô lệ, qua hai cuộc kháng chiến gian nan và qua hơn 20 năm lận đận trong tìm tòi để khai phá một xã hội phù hợp với hoàn cảnh và ước vọng của người Việt Nam trong bối cảnh nhiều diễn biến của thế giới mà không thèm khát vòng tay êm ấm của người dân đã cưu mang tất cả - cưu mang cách mạng, cưu mang sinh mạng của chính cá nhân người đảng viên” (Nỗi thèm

khát nóng bỏng).

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG. LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)