Ứng xử lịch thiệp với người đọc

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG. LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ (Trang 83 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.4.Ứng xử lịch thiệp với người đọc

“Viết để xoáy thẳng vào những vấn đề gai góc, để làm sao cho cuộc sống, cho ngƣời dân tốt đẹp hơn” là cách mà nhà báo Trần Bạch Đằng hƣớng đến để phục vụ độc giả của mình. Trƣớc một vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội, không bao giờ ông để ngƣời đọc phải chờ đợi lâu.

Vụ án Năm Cam – vụ trọng án “nổi đình nổi đám”, gây chấn động trong cả nƣớc kéo dài từ cuối năm 2001 đến giữa năm 2003 mới kết thúc thu hút sự chú ý của đông đảo dƣ luận cũng là vụ án mà tác giả dành nhiều thời gian để viết những bài bình luận, phê bình. Tổng cộng trên ba tờ báo luận văn khảo sát có 32 bài viết

52 Bài Chắc khó mà cười nổi, báo Phụ Nữ TP.HCM, ngày 3/3/2001.

80

của tác giả xoay quanh vụ án Năm Cam. Mỗi bài viết, ông xoáy vào một khía cạnh khác nhau nhƣng đều nóng hổi tính thời sự, và mang nặng nhiều ƣu tƣ, trăn trở.

Khi chuyên án Năm Cam bắt đầu, nhiều ngƣời dân cũng bắt đầu hoang mang theo vì thấy thế lực Năm Cam quá “mạnh” với thời gian, quy mô vừa dài vừa rộng. Ngay lập tức, Trần Bạch Đằng viết bài bình luận Hiểu cho chính xác “hiện tượng

Năm Cam”54 để định hƣớng dƣ luận. Trong bài, ông khẳng định “Năm Cam không

mạnh” và bài học lớn rút ra đƣợc: y có chỗ dựa. Ông cũng chỉ rõ nguyên nhân cốt lõi tạo ra hiện tƣợng Năm Cam: Sự tha hóa của một số cán bộ. “Dù chúng ta bắt được nhiều bè đảng của Năm Cam, nhưng không vạch mặt “mối liên minh ma quỷ” kia, thì chiến dịch trừ gian chưa thể gọi là đã đi hết đoạn đường cần đi”.

Chiến dịch tiếp diễn với nhiều “mẻ lƣới” lần lƣợt tóm gọn các “chân rết” trong đƣờng dây băng nhóm Năm Cam khiến cho lòng dân nô nức, phấn khởi. Song, với tác giả, đó mới chỉ là truy kích một chiều – chiều xuống, dù cực kỳ quan trọng nhƣng không đủ. Phải truy kích cả chiều lên: Ai “bảo kê” cho Năm Cam – danh tính và địa chỉ hẳn hoi. Bởi mấu chốt của vấn đề nhƣ tác giả đã xác định từ đầu là ở chỗ: “Chưa đụng đến cái lò “đúc” ra Năm Cam và loài như Năm Cam, chiến dịch chưa thể gọi là thành công” (Truy kích hai chiều)

Trong những ngày chuyên án đi vào giai đoạn “nóng bỏng” nhất, xuất hiện một số tiếng nói nhằm làm lệch vụ án Năm Cam, đọc bài phỏng vấn thiếu tƣớng Nguyễn Việt Thành, chỉ huy trƣởng ban chuyên án trên báo Thanh Niên, nhà báo Trần Bạch Đằng, thay mặt cho dân, góp ngay một tiếng nói đồng thuận, biểu dƣơng:

“Chắc chắn dư luận báo chí chính trực đứng sau lưng thiếu tướng Nguyễn Việt Thành và ông có thể sẽ thực hiện trọn lời hứa với 7 triệu dân TP.Hồ Chí Minh, với 80 triệu dân cả nước, với Đảng và Chính phủ... Xin gửi đến thiếu tướng Nguyễn Việt Thành lòng khâm phục và sự ủng hộ của đông đảo công dân nước ta” (Xin gửi đến thiếu tướng Nguyễn Việt Thành lòng khâm phục)

81

Vụ án khép lại, một số cán bộ cấp cao phải ra trƣớc vành móng ngựa với tƣ cách là đồng phạm của Năm Cam, Trần Bạch Đằng vẫn chƣa thôi ƣu tƣ, trăn trở. Mở đầu năm 2004, ông viết Ba vụ trọng án hình sự, mấy vấn đề... để giúp những nhà lãnh đạo, quản lý nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Bận rộn với trăm công ngàn việc nhƣng Trần Bạch Đằng vẫn luôn trân quý độc giả của mình. Khi bận không viết bài đƣợc, ông có đôi dòng phía cuối bài, ngắn ngủi nhƣng mang nhiều ý nghĩa:

“Cùng bạn đọc

Vì bận công việc vắng nhà, nên Câu chuyện thứ tư trên Báo Thanh Niên do tôi viết dừng lại một số kỳ.

Xin cáo lỗi cùng bạn đọc và hẹn gặp lại trong một ngày gần đây. Trân trọng.

TBĐ”

Ông “vắng nhà” không lâu lắm, chỉ hai tuần. Ngày 17/3/1999, ông viết những dòng này thì đến ngày 31/3/1999 ông đã có bài Viết từ nước Úc gửi về cho báo Thanh Niên. Nhƣng qua đó có thể thấy một điều: “Trần Bạch Đằng là một trong số không nhiều cây bút chính luận đƣợc công chúng quen thuộc, yêu mến và khát khao đọc. Sự xuất hiện tên ông trên mặt báo đã trở thành một nhu cầu hằng ngày không thể thiếu. Và không ai có thể thay thế ông”.

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG. LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ (Trang 83 - 85)