7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. tài Kinh tế
Sau khi đất nƣớc thống nhất, nhà báo Trần Bạch Đằng có dịp đến nhiều tỉnh thành. Đến đâu, ông cũng tìm hiểu cặn kẽ tình hình kinh tế, đời sống dân chúng. Năm 1990, cuốn Bút ký kinh tế tập hợp các bài viết của ông về đề tài này đã đƣợc Nhà xuất bản Sự Thật phát hành. Trong đó, ông đề cập đến các vấn đề: Chiến lược phát triển nông thôn, Chính sách kinh doanh, Khai thác nguyên liệu, Du lịch, Kinh tế đối ngoại, Tiền lương... Một loạt bài tiêu biểu nhƣ: Suy nghĩ tản mạn về kinh tế
39
đối ngoại, Chuyện đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, Hàng không - chiếc chìa khóa đầu tiên, Phú Quốc nhất định xứng đáng với tên của mình, Đồng lương - Thời cơ xây dựng chính sách mới... là những cảm quan của riêng ông về một lĩnh vực hết sức “rắc rối, phức tạp và chƣa mang tính khoa học cao”. Đến năm 1999, ông là chủ biên cuốn An ninh kinh tế và kinh tế thị trường Việt Nam (Nxb Công an nhân dân). Trong những phần viết riêng, ông đƣợc đánh giá là “một chiến lƣợc gia có tầm nhìn xa trông rộng, có cái nhìn hết sức tỉnh táo trƣớc nền kinh tế thị trƣờng, có những phán đoán của ông đã đi trƣớc thời đại hàng chục năm” 10. Nhờ có tính khoa học cao mà cuốn sách đã đƣợc dịch sang tiếng Anh, phát hành rộng rãi ở một số nƣớc.
Đọc những bài viết về kinh tế của ông trong 10 năm cuối đời càng thấy đƣợc khả năng định hƣớng sâu sắc và nhạy bén của một nhà chính luận chuyên nghiệp.
Trong bài Tín dụng “xóa đói giảm nghèo” ở nông thôn – một đề xuất nhỏ11, tác giả nêu lên vấn đề: “Ở tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà tôi làm việc, nơi nào cũng nêu một yêu cầu thống nhất: cần điều chỉnh lại chính sách tín dụng xóa đói giảm nghèo hiện hành”. Bởi lẽ: “Một tỷ lệ không nhỏ các hộ vay đã dùng tiền đong gạo. Một tỷ lệ khác dùng số tiền đó cho những nhu cầu bức xúc quan hôn tang tế. Một ít sử dụng ngoài mục đích sản xuất…”, thậm chí, có hộ dùng tiền mua rƣợu hoặc cờ bạc. Điều này có lẽ từ trƣớc đến giờ ai cũng biết và ai cũng nghiễm nhiên coi đó là chuyện bình thƣờng. Nghĩa là ngƣời vay chỉ cần vay đƣợc tiền, Quỹ tín dụng xóa đói giảm nghèo của xã cứ rải ngân đều đều theo đúng chỉ tiêu cấp trên giao. Còn mục đích thì chẳng ai nghĩ tới. Kết quả: “Không thể trả nổi vốn dù được hưởng chế độ vay ưu đãi”. Vì vậy, điều mà tác giả hƣớng tới là: “Chúng ta thường đề cao trên các phương tiện truyền thông đại chúng những tấm gương làm giàu nơi này nơi khác – điều đó có thật và đang phát triển trên diện khá rộng. Nhưng phần ngược lại ít được phân tích, nhất là bàn về chính sách xử lý sao cho hiệu quả”.
10 TS.Hoàng Văn Quang, Trần Bạch Đằng - Sóng vỗ miên man đến bạc đầu, Bản tin ĐHQG HN, số 232- 2010, tr.42
40
Một tuần sau cũng trên báo Thanh Niên, tác giả bàn về kinh tế nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp nước ta – đầu ra?12. Sau khi nhận định: “Đầu ra, với nhiều
lý do, báo động trong vài năm nay”, tác giả đi vào một số địa phƣơng cụ thể để tìm hiểu căn nguyên của sự bấp bênh đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Tại huyện Rồng Giềng, tỉnh Kiên Giang có 1.200 cơ sở tiểu thủ công nghiệp mà 600 hành nghề… nấu rƣợu. Nấu rƣợu để có hèm nuôi heo. Nhƣng trắc trở ở chỗ “không thể biến hóa thành nguồn xuất khẩu hoặc nguyên liệu cho công nghiệp chế biến”. Còn nhà máy đƣờng ở Bến Tre kiến nghị ngƣng hoạt động do thiết bị lạc hậu, càng sản xuất càng lỗ. Hay Bến Tre xuất khẩu đƣợc dừa tƣơi sang Thái Lan, Trung Quốc nhƣng công nghiệp than hoạt tính từ gáo dừa, công nghiệp dầu dừa v.v… tại chỗ lại thiếu nguyên liệu trầm trọng. Từ đó, ông nhìn ra một điểm hết sức quan trọng: “Công nghiệp hóa ở ta “lấy trớn” từ công nghiệp hóa nông nghiệp – khép góc độ hẹp hơn: chế biến nông sản đủ sức cạnh tranh với bên ngoài. Đó là một hình thức vượt khỏi tình trạng tự cấp tự túc”.
Năm 2000, sau khi theo dõi Hội nghị vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ diễn ra ngày 13/3 tại Hà Nội do Thủ tƣớng chủ trì cùng các bộ, ban ngành có liên quan, Trần Bạch Đằng đã viết bài: “Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - Bước đi thực tế”13
, trong đó từ những gợi mở của ông, có rất nhiều điều đáng tham khảo. Ông nêu quan điểm: “Sức sống của một vùng kinh tế trọng điểm liên quan đến hàng loạt thế mạnh kinh tế mà những yếu tố công nghiệp, công nghệ kỹ thuật, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, dân trí, giao thông, v.v… giữ vai trò quyết định, phải là nơi đầu vào và đầu ra của các sản phẩm qua tác động công nghiệp và thị trường”. Do đó: “Tiềm năng là một chuyện, còn đưa tiềm năng đó lên trình độ một liên hiệp kinh tế - kỹ thuật của một khu vực và nhất là thành trọng điểm thì là chuyện khác”. Theo ông: “Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nếu muốn hình thành, không thể không đi từ những khu kinh tế có sức sống hiện nay, tức là Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Vĩnh
12Bài đã dẫn, báo Thanh Niên, ngày 13/10/1999
41
Phú… Từ một “bàn đạp” mạnh, Hà Nội sẽ trình diện như một hạt nhân... chưa nên vội vàng thành lập một ban lãnh đạo vùng, dù ở phía Bắc hay phía Nam mà chính là cố gắng hình thành những “tiểu vùng” có “nội lực”. Những “quả đấm nhỏ” như vùng Hải Dương, như TP Hải Phòng, như Quảng Ninh cứ phát huy hết khả năng của mình thì đương nhiên sẽ lôi cuốn những vùng chung quanh và dần dần những quả đấm nhỏ này sẽ kết hợp với nhau thành một quả đấm đúng với ý nghĩa vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ”.
Bên cạnh đó, nhà báo Trần Bạch Đằng còn bàn về chuyện đấu thầu, hội nhập kinh tế, công nghệ cao, phát triển kinh tế ở Tây Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long, về chuyện Đảng viên làm kinh tế tƣ nhân, chuyện xăng dầu, nhà đất, gang thép v.v… Trong các vấn đề đƣợc đề cập, tác giả không chỉ nêu lên nhận xét, suy tƣ, hoặc không dừng lại ở thái độ đối với một hiện tƣợng mà ông đã cố gắng đi vào nhận thức bản chất để từ đó góp một tiếng nói vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở đất nƣớc ta.