7. Kết cấu của luận văn
2.1.6. tài Quốc tế
Trong cuộc đời mình, từ năm 1977 đến năm 1999, Trần Bạch Đằng đã có những chuyến xuất ngoại ngắn hoặc dài ngày qua gần 20 quốc gia trên thế giới. Đó
25
49
là những chuyến thăm viếng ngoại giao, trao đổi học thuật, nghiên cứu kinh tế hoặc đơn thuần là chỉ là nghỉ ngơi, du lịch. Nhƣng dù xuất ngoại với bất cứ cƣơng vị nào, ông cũng không bỏ qua công việc gắn với nhiều đam mê: viết báo. Gần 40 bài viết ghi chép những điều mắt thấy tai nghe cùng những nhận định sắc sảo ở những nơi ông đã đi qua đƣợc tập hợp trong cuốn Trần Bạch Đằng du ký để kỷ niệm một năm nhân ngày ông qua đời [16].
Những trải nghiệm thực tế cộng với tầm nhìn xa, trông rộng và bản lĩnh chính trị vững vàng đã giúp nhà báo Trần Bạch Đằng có những bài bình luận rất thuyết phục về các vấn đề quốc tế, đặc biệt là chính trị quốc tế. Theo ông Nguyễn Quang Thông, Tổng biên tập báo Thanh Niên, không chỉ nhiều thế hệ bạn đọc mà ngay cả những ngƣời làm báo ở tòa soạn cũng rất thích các bài viết của ông, góp phần tăng thêm giá trị chính luận của tờ báo.
Hằng ngày, những biến động trên chính trƣờng quốc tế đều đƣợc nhà báo Trần Bạch Đằng theo dõi sát sao và kịp thời viết bài bình luận thời sự nóng hổi. Những vụ Nato tấn công Nam Tƣ, Mỹ cùng phe đồng minh tấn công Iraq, khủng bố ở Mỹ ngày 11/9, những can thiệp của Mỹ ở các nƣớc Trung Đông, Mỹ Latinh… đều đƣợc ông nhìn ra căn nguyên sâu xa của nó với con mắt “tinh đời”.
Riêng sự kiện Mỹ cùng phe đồng minh tấn công Iraq, nhà báo Trần Bạch Đằng đã có cả chục bài bình luận đi sâu mổ xẻ, phân tích tình hình. Lúc Mỹ rục rịch tấn công, hàng triệu ngƣời trên khắp thế giới đã xuống đƣờng biểu tình phản đối chiến tranh. Trần Bạch Đằng theo cách của mình cũng đồng thuận với hàng triệu con ngƣời ấy. Mở đầu bài Hòa bình, hòa bình và hòa bình… 26
, ông nhận định: “Kể từ chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ kết thúc cách nay 30 năm, những ngày gần đây, thế giới lại sục sôi không khí chống chiến tranh”. Dù Mỹ và phe đồng minh lấy cớ này cớ kia để xâm lƣợc Iraq thì với lý lẽ sắc sảo, Trần Bạch Đằng đập tan những lý do vô căn cứ đó. Đồng thời, ông chỉ rõ động cơ Mỹ muốn tấn công Iraq: “dầu mỏ quan trọng thật, nhưng cuộc sống của hành tinh còn quan trọng hơn nhiều”. Ông cũng cho Mỹ và phe đồng minh thấy rằng, trong cuộc chiến không cân
50
sức ấy, Iraq không đơn độc: “Hòa bình là ước vọng của nhân loại. Chống lại hòa bình là chống lại nhân loại”.
Trong một bài bình luận khác đăng trên báo Thanh Niên có nhan đề Kịch
bản Iraq quá vụng về 27, tác giả tiếp tục phanh phui nguyên do Mỹ đánh Iraq “để
lật đổ chính phủ hợp pháp hiện tại… để đi tắt đến các giếng dầu lửa và cũng đi tắt đến chỗ khống chế nguồn nguyên liệu này ở Trung Đông mà toàn thế giới phải dựa vào”. Tuy nhiên, kịch bản nào cũng có cao trào hạ màn và tác giả kịch bản trong vụ Iraq quá vụng về, tầm nhìn ngắn, thậm chí chƣa thật sự coi trọng sinh mệnh chính trị của Chính phủ Mỹ. Tác giả bài viết dự báo Mỹ sẽ vấp phải hai trở ngại lớn. Thứ nhất, “sức đề kháng của Iraq khiến hành động chớp nhoáng phải kéo dài”. Thứ hai,
“điều kiện quốc tế năm 2003 khác năm 1991”. Vì thế “Mỹ chưa nổ súng đã đứng trước không biết bao nhiêu bài toán hóc hiểm, nhất là việc giải các bài toàn ấy không dựa vào lý lẽ thuyết phục nào”.
Trƣớc giờ G là thời điểm “tối hậu thƣ” mà tổng thống Bush đƣa ra cho Iraq sắp hết hạn, Trần Bạch Đằng đã đặt câu hỏi: Sau Iraq, tới nước nào? 28. Dựa trên sự phân tích về tham vọng của Mỹ, theo ông, câu trả lời không khó. Nhƣng vấn đề ở chỗ, “chừng nào Mỹ chưa học được bài học như ở Việt Nam thì mọi thứ vẫn rối loạn”.
Cuộc chiến kết thúc, nhà báo Trần Bạch Đằng nhìn thấy ở đó ít nhất ba “di căn” cấp tính của sự kiện Iraq đối với chính phủ Mỹ, Anh29. Thứ nhất, Mỹ, Anh lúng túng và rơi vào thế “nói láo” khi không tìm đƣợc bất kỳ bằng chứng nào dù rất nhỏ về việc Iraq tàng trữ, sản xuất vũ khí giết ngƣời hàng loạt. Thứ hai, khi quân đội Mỹ, Anh chiếm các thành phố của Iraq thì một hình ảnh tƣơng phản đến oái oăm hiện lên: cƣớp bóc diễn ra tràn lan, cổ vật bị chiếm hữu, mạng sống của ngƣời dân Iraq bị đe dọa trong khi các mỏ dầu và cơ sở lọc hóa dầu đƣợc chăm sóc chu đáo. Thứ ba, diện chống đối của ngƣời Iraq càng rộng, hình thức càng mạnh, sự đàn
27Bài đã dẫn, báo Thanh Niên, ngày 30/4/2003.
28 Bài đã dẫn, báo Công An TP.HCM, ngày 20/3/2003.
51
áp của Mỹ, Anh càng khốc liệt. Những điều này đƣợc tác giả liên tƣởng đến một hình ảnh: “Cái vòng luẩn quẩn ấy như một thứ đường hầm và bước đi của quân Mỹ, Anh trên những đụn cát của Iraq ngày mỗi lún sâu”.