Phải có chính kiến và cách thể hiện chính kiến để định hướng dư luận

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG. LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ (Trang 93 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Phải có chính kiến và cách thể hiện chính kiến để định hướng dư luận

Tác phẩm báo chí chính luận là nơi mà nhà báo thể hiện chính kiến một cách trực tiếp nhất, rõ nét nhất bằng cách bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình trƣớc sự kiện đang diễn ra hoặc vừa mới xảy ra. Nếu trong một tác phẩm báo chí chính luận, ngƣời đọc không tìm thấy chính kiến của nhà báo thì tác phẩm đó khó có khả năng định hƣớng dƣ luận xã hội và không thể trở thành một tác phẩm báo chí chính luận hay, hấp dẫn và có sức thuyết phục.

Khi cháu ngoại của nhà báo Trần Bạch Đằng bày tỏ ý định muốn thi vào khoa Báo chí của một trƣờng đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo đã dặn dò:

“Con đừng coi nghề báo là nghề kiếm tiền. Nếu con muốn kiếm sống hãy đi làm nghề khác… Bởi muốn trở thành nhà báo, con phải có chính kiến của con, phải định hướng dư luận xã hội. Nếu như chính kiến của con xấu, con sẽ tạo ra một lớp độc giả xấu. Nếu chính kiến của con tốt, con sẽ tạo ra một lớp độc giả tốt. Còn nếu con không có chính kiến thì con sẽ có một lớp độc giả không có chính kiến gì cả”.

Vậy làm thế nào để có chính kiến tốt, có thể định hƣớng dƣ luận xã hội một cách đúng đắn Nhà báo Trần Bạch Đằng từng chia sẻ: “Ai cũng phải sai một hoặc nhiều lần trong đời. Tuổi trẻ càng khó tránh, ngƣời viết báo, làm báo trẻ cũng phải bình thƣờng nhƣ thế thôi. Nhƣng có một điều không thể và không đƣợc sai, đó là

90

lòng yêu nƣớc”. Với nền tảng cốt lõi là lòng yêu nƣớc cùng trình độ tƣ duy lý luận và cách nhìn tỉnh táo, biện chứng trƣớc cuộc sống, nhà báo sẽ có khả năng uốn nắn những luồng dƣ luận trái ngƣợc nhau trong các tầng lớp nhân dân theo một hƣớng nhất định từ tác phẩm báo chí chính luận của mình. Nhà báo cũng sẽ biết cách thể hiện chính kiến sao cho phù hợp với yêu cầu truyền thông, vừa bày tỏ đƣợc quan điểm, thái độ của mình vừa đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc trƣớc những vấn đề nhạy cảm.

3.2.3. Ngôn ngữ diễn đạt tác phẩm báo chí nhất định phải là ngôn ngữ chính luận

Ngôn ngữ là phƣơng tiện chuyển tải toàn bộ nội dung tác phẩm báo chí. Vì vậy, một tác phẩm báo chí chính luận nhất định phải sử dụng ngôn ngữ chính luận. Cũng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chính luận, phong cách chính luận đƣợc bộc lộ rõ nét.

Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ giàu tính lý luận kết hợp với biểu cảm.

Một tác phẩm báo chí chính luận bao giờ cũng thực hiện các chức năng cơ bản: Thông tin và định hƣớng thông tin. Để thực hiện các chức năng này, ngôn ngữ của tác phẩm báo chí chính luận phải có tính lý luận cao và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Trong đó, cái này là nguyên nhân của cái kia. Bởi vì, các hiện tƣợng chính trị, xã hội luôn phức tạp không phải lúc nào cũng có sự phân biệt rạch ròi giữa cái đúng và cái sai, chân lý và không chân lý, cái thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, tiến bộ và phản tiến bộ… Thậm chí, các mặt đối lập này có khi cùng xuất hiện ở một sự việc hiện tƣợng khiến ngƣời ta khó phân biệt đâu là hiện tƣợng, đâu là bản chất, đâu là trắng là đen. Muốn làm sáng tỏ những vấn đề phức tạp trên, ngƣời viết phải sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ sắc bén, giàu tính lý luận giúp ngƣời đọc nhận biết đƣợc bản chất của sự kiện cũng nhƣ vấn đề đang đề cập. Nói cách khác ngôn ngữ trong trƣờng hợp này “luận” phải có “lý” thì mới thuyết phục. Nhƣng nếu chỉ dùng lý luận để lý giải, chứng minh thuần túy thì chƣa làm nổi bật đƣợc thế mạnh của ngôn ngữ chính luận. Điểm đặc biệt của ngôn ngữ chính luận là tính biểu cảm ở

91

những lý luận đƣợc trình bày. Cho nên, nói một cách đầy đủ, ngôn ngữ trong phong cách chính luận tác động cùng một lúc tới cả hai mặt: lý trí và tình cảm.

Bên cạnh đó, ngôn ngữ chính luận phải giản dị, chân thật, gần gũi, dễ hiểu với quần chúng. Đối tƣợng của tác phẩm báo chí chính luận thƣờng là số đông quần chúng nhân dân nên mục đích mà tác phẩm hƣớng tới là phân tích, giảng giải để quần chúng nhận thức đúng đƣợc vấn đề, từ đó họ có những hành động đúng. Vì thế, ngôn ngữ chính luận mang tính đại chúng là yêu cầu bắt buộc, là nguyên tắc diễn đạt văn bản chính luận [20, tr.65].

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN BẠCH ĐẰNG. LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)