7. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số giải pháp về hoạt động đào tạo phóng viên, nhà báo viết chính luận
3.3.1.Đối với hoạt động đào tạo cơ bản trong nhà trường
Báo chí luôn giữ vai trò rất quan trọng trên mặt trận tƣ tƣởng, văn hóa của Đảng, trong định hƣớng phát triển xã hội và con ngƣời. Do vậy công tác đào tạo đội ngũ phóng viên, nhà báo nói chung, và đội ngũ phóng viên, nhà báo viết chính luận nói riêng đang là yêu cầu vô cùng cấp thiết.
Đối với hoạt động đào tạo cơ bản trong nhà trƣờng, chúng ta chƣa thể vội vàng đặt ra mục tiêu: sẽ có đƣợc một đội ngũ phóng viên, nhà báo viết chính luận đạt chất lƣợng ngay sau khi tốt nghiệp. Bởi vì hiện nay, đối tƣợng chiếm số lƣợng đông nhất trong các trƣờng đào tạo báo chí ở bậc đại học, cao đẳng chủ yếu là học sinh phổ thông. Đây là những đối tƣợng còn mỏng về tri thức, hạn chế về kinh nghiệm nên vốn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc học nghề làm báo, trong khi để viết đƣợc một tác phẩm báo chí chính luận, đòi hỏi ngƣời viết phải có bản lĩnh, vốn sống, kỹ năng chuyên sâu về một mảng đề tài nào đó. Vì vậy, để có thể đào tạo đƣợc một nhà báo viết chính luận trong tƣơng lai, thì trƣớc mắt, tại các cơ sở đào tạo ở nhà trƣờng, cần phải giải quyết những công việc sau đây:
Thứ nhất, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên giảng dạy học phần báo chí chính luận.
Chất lƣợng giảng viên luôn giữ vai trò quyết định trong công tác đào tạo báo chí của nhà trƣờng. Rõ ràng, nếu không có đội ngũ giảng viên tốt thì mọi cải tiến chƣơng trình, mọi loại chƣơng trình dù có tốt đến đâu cũng không có ý nghĩa thực
92
tế. Giảng viên báo chí giảng dạy học phần báo chí chính luận phải là ngƣời có khả năng nghiên cứu truyền thụ nội dung, đồng thời phải là những nhà báo viết chính luận thực thụ, nghĩa là có những tác phẩm báo chí chính luận đăng tải trên báo chí. Thực tế ở các cơ sở đào tạo báo chí hiện nay có không ít những giảng viên phụ trách những học phần mà ngay chính bản thân họ chƣa từng trải qua kinh nghiệm thực tế bao giờ. Điều này sẽ tạo ra khoảng trống khá lớn giữa lý thuyết và thực hành khiến cho ngƣời học không thể nắm bắt đƣợc yêu cầu từ thực tiễn.
Thứ hai, hoàn thiện và thống nhất các giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan tới học phần báo chí chính luận.
Hiện nay, tại các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng báo chí ở nƣớc ta đã có một số giáo trình phục vụ cho học phần này. Chẳng hạn ở trƣờng đại học KHXH&NV Hà Nội có giáo trình Các thể loại báo chí chính luận của tác giả Trần Quang, Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật của tác giả Dƣơng Xuân Sơn .v..v cùng một số cuốn khác có bàn về thể loại này nhƣ: Tác phẩm báo chí tập I của Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền), Ký báo chí của tác giả Đức Dũng v.v.. Tuy nhiên, cách gọi và cách phân chia cũng nhƣ quan điểm lý luận về báo chí chính luận vẫn chƣa có sự thống nhất.
Thứ ba, bên cạnh việc cung cấp những kiến thức nền tảng lẫn kiến thức báo chí căn bản, cần yêu cầu sinh viên xác định: viết cái gì, học cái đó. Quá trình này chủ yếu phụ thuộc vào sự “tự nguyện” của ngƣời học. Chẳng hạn, sinh viên nào có ƣớc muốn sau này trở thành một cây viết chính luận giỏi ở mảng kinh tế thì sinh viên đó phải bắt tay vào tìm hiểu những kiến thức kinh tế cả về lý luận lẫn thực tiễn; Sinh viên nào yêu thích văn hóa nghệ thuật thì ngay từ bây giờ phải tích lũy tƣ liệu về mảng đề tài này và cố gắng tiếp cận lĩnh vực này càng sớm càng tốt.
Thứ tư, yêu cầu sinh viên tập viết tác phẩm báo chí chính luận ngay khi còn ngồi trên giảng đường. Đây sẽ là những bƣớc thử thách, tập dƣợt đầu tiên hết sức quý giá giúp sinh viên thể hiện khả năng diễn đạt ngôn ngữ, khả năng tƣ duy lý luận và cách nhìn nhận, đánh giá, phân tích vấn đề, sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội.
93
Những yêu cầu trên chỉ là những yêu cầu căn bản bƣớc đầu đối với những ai muốn trở thành phóng viên, nhà báo viết chính luận sau này. Bởi vì nghề báo là một nghề sáng tạo linh hoạt, không thể bắt buộc ngƣời học tuân theo một quy trình có sẵn nào. Điều quan trọng nhất là ngƣời học tự ý thức, tự rèn luyện và rút ra những kinh nghiệm riêng cho bản thân mình trên con đƣờng viết chính luận đầy khó khăn, gian khổ.
3.3.2.Đối với hoạt động đào tạo tại chỗ ở các cơ quan báo chí
Theo nhà báo Quang Thông, Tổng biên tập báo Thanh Niên, vào thời điểm tháng 5 năm 2011, báo Thanh Niên có 198 phóng viên, nhà báo phụ trách mảng nội dung của tờ báo thì chỉ có khoảng 10 ngƣời trong số đó có khả năng viết chính luận, tức chiếm 5% trên tổng số. Điều này cho thấy một thực tế, đội ngũ phóng viên, nhà báo viết chính luận trong các tòa soạn báo hiện nay là khá mỏng, trong khi thực tiễn xã hội ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề nóng bỏng, xuất hiện nhiều luồng dƣ luận trái chiều, rất cần đến những cây viết chính luận sắc sảo để định hƣớng thông tin. Vì vậy, hoạt động đào tạo tại chỗ đội ngũ phóng viên, nhà báo viết chính luận là công tác chiến lƣợc, có ý nghĩa lâu dài của cơ quan báo chí.
Trƣớc hết, các cơ quan báo chí cần sàng lọc trong đội ngũ phóng viên nhà báo của mình những cây viết xuất sắc và đào tạo họ trở thành những chuyên gia viết chính luận ở lĩnh vực mà họ đang phụ trách. Cụ thể là giúp họ tiếp cận với các chuyên gia ở từng lĩnh vực nhất định để họ có điều kiện trao đổi về chuyên môn, qua đó học hỏi kinh nghiệm và tích lũy kiến thức. Bên cạnh đó, cử họ tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn.
Song song với việc đào tạo tại chỗ, các cơ quan báo chí cũng cần đầu tƣ thích đáng cho đội ngũ phóng viên, nhà báo viết chính luận. Theo kinh nghiệm của báo Thanh Niên thì “không cƣ xử với họ nhƣ những phóng viên bình thƣờng”. Chẳng hạn, không phân bổ chỉ tiêu bài vở, trả nhuận bút theo chế độ riêng...
Cuối cùng, các cơ quan báo chí nên quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ các phóng viên trẻ và sinh viên báo chí. Bởi vì đây là thế hệ tiếp nối và kế thừa những
94
kinh nghiệm từ đội ngũ phóng viên, nhà báo lớn tuổi. Việc bố trí, sử dụng phóng viên báo chí trẻ phải tạo ra những điều kiện để họ có thể phát huy kiến thức đã tiếp thu trong nhà trƣờng, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Một môi trƣờng thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt để các phóng viên trẻ phát huy kiến thức đã học và khẳng định năng lực nghề nghiệp của mình. Đây là trách nhiệm của những ngƣời lãnh đạo trực tiếp ở các cơ quan báo và đội ngũ phóng viên, nhà báo có nhiều kinh nghiệm đang công tác tại các tòa soạn. Có nhƣ thế, các cơ quan báo chí mới có thể khắc phục đƣợc tình trạng thiếu trầm trọng những cây viết chính luận xuất sắc nhƣ hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Từ kết quả nghiên cứu ở chƣơng 2, chƣơng 3 của luận văn rút ra bài học ứng xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận từ nhà báo Trần Bạch Đằng. Đó là cách ứng xử linh hoạt, uyển chuyển với môi trƣờng truyền thông Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, cẩn trọng với tƣ liệu, phong nhã với tiếng Việt, lịch thiệp với ngƣời đọc, và chuyên nghiệp với cách tổ chức tác phẩm báo chí chính luận.
Trong chƣơng này luận văn cũng đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính chính luận trong tác phẩm báo chí:
-Thứ nhất, phải nâng cao năng lực tƣ duy lý luận và gắn chặt tƣ duy lý luận với thực tiễn báo chí sôi động.
-Thứ hai, phải có chính kiến và cách thể hiện chính kiến để định hƣớng dƣ luận.
-Thứ ba, ngôn ngữ diễn đạt tác phẩm báo chí nhất định phải là ngôn ngữ chính luận. Đó là ngôn ngữ giàu tính lý luận kết hợp với biểu cảm và rất giản dị, chân thật, gần gũi, dễ hiểu với quần chúng.
Và cuối cùng là một số giải pháp về hoạt động đào tạo, phóng viên nhà báo viết chính luận trong nhà trƣờng và trong các cơ quan báo chí.
95
KẾT LUẬN
Ở nƣớc ta, từ nhiều năm qua, báo chí chính luận đã trở thành nhóm thể loại xung kích không thể thiếu trên mặt trận văn hóa thông tin. Trong những thời điểm lịch sử nhất định của đất nƣớc, các bài xã luận, bình luận luôn chiếm vị trí quan trọng, đem lại tiếng vang cho một tờ báo và có sức tác động lớn tới đông đảo mọi ngƣời. Kể từ khi đất nƣớc bƣớc vào công cuộc đổi mới, trong đó có đổi mới báo chí, nhóm thể loại báo chí chính luận càng phát huy đƣợc vai trò, thế mạnh của mình trong việc bám sát hơi thở cuộc sống, phê phán những hiện tƣợng sai trái và có nhiều kiến nghị sâu sắc đóng góp cho sự phát triển toàn diện của xã hội.
Hoạt động sôi nổi của báo chí cách mạng Việt Nam đã hình thành nên các phong cách ngôn ngữ báo chí, góp phần tạo sự phong phú về những phong cách đặc trƣng trong làng báo. Trần Bạch Đằng là một trong số ít những cây bút đã hình thành nên phong cách riêng của mình gắn liền với thể loại báo chí chính luận. Ba chƣơng của luận văn đi từ lý luận tới thực tiễn để làm sáng tỏ những đóng góp của nhà báo Trần Bạch Đằng thể hiện qua một phong cách viết chính luận riêng cực kỳ hiệu quả.
Trần Bạch Đằng viết nhiều, đề cập đến hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đọc bài viết của ông, ngƣời đọc cứ ngỡ ông là chuyên gia trong chính ngành mà ông đang đề cập tới. Trong kháng chiến, ông là một trong những ngƣời đầu tiên gây dựng, lãnh đạo và thực hiện nhiều việc liên quan đến báo chí. Thời hòa bình, ông là một trong những ngƣời viết báo khỏe nhất, chuyên nghiệp nhất.
Với nền tảng văn hóa sâu rộng, ông không ngần ngại chỉ ra những bất cập, khuyết điểm, sai lầm ở cấp này cấp khác, nơi này nơi khác và đƣa ra nhiều gợi ý, giải pháp hữu ích. Bằng cách tiếp cận riêng, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ sắc sảo, tác phẩm báo chí chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng luận bàn đến những vấn đề lớn, bức xúc, liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, dân tộc.
Trong cuốn Về văn học và nghệ thuật, Lênin có viết: “Theo tôi thì hình như đặc trưng của cá nhân không những thể hiện ở việc cá nhân ấy làm mà còn ở cách mà cá nhân ấy làm việc đó nữa”[28, tr. 374]. Điều này quả đúng với nhà báo Trần
96
Bạch Đằng. Có thể khẳng định, ông là một trong số những nhà báo viết chính luận xuất sắc của nền báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ông đã kết hợp giữa sự sắc bén của nhà chính trị, khiếu quan sát tinh tế của nhà văn, sự nhạy cảm của nhà báo để viết nên những tác phẩm báo chí có sức lay động lòng ngƣời đến mai sau. Con đƣờng hình thành nên phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng hội tụ rất nhiều yếu tố. Đúc kết lại, đó là một nhà báo có TẦM và có TÂM. Ông làm báo không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng tấm lòng, bằng con tim thao thức với nhịp sống của nhân sinh và thời đại.
Dù không có ý định và chƣa bao giờ tự nhận mình là nhà báo, song tác giả Trần Bạch Đằng đã thành công trong việc xây dựng phong cách chính luận độc đáo, riêng biệt. Tên tuổi của ông không chỉ trở thành một “thƣơng hiệu” lớn trong làng báo, trong lòng công chúng mà còn là tấm gƣơng sáng cho thế hệ nhà báo trẻ học tập noi theo.
Qua nghiên cứu phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng, ngƣời viết luận văn mạnh dạn rút ra một số bài học sau:
Trƣớc hết, phải khẳng định phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng là một phong cách báo chí độc đáo trong làng báo cách mạng Việt Nam. Phong cách này đƣợc thể hiện rõ nét ở bốn đặc điểm: Luận bàn những vấn đề lớn, bức xúc liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, dân tộc; Đậm chất văn chương; Giàu tố chất Nam bộ; Và viết nhiều, viết nhanh, viết sắc.
Ngòi bút của ông thể hiện sự uyên bác trong kiến thức, sự miệt mài trong lao động, sự linh hoạt, nhanh nhạy, uyển chuyển trong việc nắm bắt yêu cầu của môi trƣờng truyền thông xã hội Việt Nam giai đoạn đổi mới, sự cẩn trọng trong công tác tƣ liệu, sự phong nhã khi sử dụng tiếng mẹ đẻ, sự trân quý đối với ngƣời đọc, sự thông minh, chuyên nghiệp khi tổ chức tác phẩm báo chí chính luận. Các bài viết của ông thƣờng rất ngắn gọn, hàm lƣợng chữ cô đọng, súc tích nhƣng rất giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm và luôn luôn đi thẳng vào vấn đề trọng tâm, không dài dòng diễn giải.
97
Để có đƣợc những tác phẩm báo chí chính luận thuyết phục, hấp dẫn, có sức sống lâu bền, ngƣời viết phải tích lũy vốn sống, vốn kiến thức từ sách vở lẫn trải nghiệm thực tế. Tác giả Trần Bạch Đằng đã đặt chân tới khắp mọi miền của Tổ quốc, từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới các tỉnh đồng bằng sông Hồng, từ mũi Năm Căn – Cà Mau tới Móng Cái – Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn… Ở đâu ông cũng trực tiếp tiếp xúc với ngƣời dân, “mắt thấy tai nghe” về cuộc sống, tâm tƣ của họ và viết bằng chính cảm xúc và lý trí của riêng mình.
Quan niệm của tác giả, “đừng coi nghề báo là nghề kiếm tiền” cũng là một bài học quý giá cho những ngƣời làm báo chân chính. Cả một đời, nhà cách mạng – nhà báo Trần Bạch Đằng đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Dù ông đã ra đi nhƣng các tác phẩm báo chí của ông – “những tác phẩm báo chí kinh điển”, sẽ mãi là pho tƣ liệu quý đối với tất cả chúng ta.
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO A.Sách tiếng Việt
1. Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM - Tạp chí Sổ tay xây dựng Đảng (2010), Báo chí Việt Nam những dấu ấn đấu tranh cách mạng, Nxb Tổng hợp, TP.HCM.
2. Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
3. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
4. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị.
6. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2007), Thể loại báo chí (tập 2), Nxb Lý luận chính trị.
7. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2004), Báo chí với trẻ em, Nxb Lao động.
8. Ngọc Đản (1995), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Nxb Lao động, Hà Nội.
9. Hữu Đạt (2000), Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
10. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
11. Trần Bạch Đằng (1990), Bút ký kinh tế, Nxb Sự thật, Hà Nội.
12. Trần Bạch Đằng (2001), Đổi mới đi lên từ thực tế (tuyển tập), Nxb Trẻ 13. Trần Bạch Đằng (2004), Truyện dài nhiều thế kỷ, Nxb Thông tấn.
14. Trần Bạch Đằng (2005), Thanh kiếm và lá chắn, Nxb Công an nhân dân. 15. Trần Bạch Đằng (2006), Cuộc đời và ký ức, Nxb Trẻ.