7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Chọn góc tiếp cận mới, lạ
Bà Trần Thị Ngọc Lan, thƣ ký của cố nhà báo Trần Bạch Đằng kể lại: “Chú thường nói với tôi: Có cái gì mới, tôi mới viết. Chú trăn trở về mọi vấn đề của cuộc sống từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, thể thao… Ngày nào chú cũng tìm ra được cái mới”. Chú Tƣ Ánh hay chú Tƣ là cách gọi thân quen của những ngƣời thƣờng làm việc với nhà báo Trần Bạch Đằng. Ông ghét sự nửa vời, nói theo kiểu ba phải. Mỗi ngày trƣớc những sự kiện, vấn đề xảy ra, ông đều có những phát hiện mới thể hiện góc nhìn riêng của mình, gây cho ngƣời đọc sự hứng thú, bất ngờ, đúng nhƣ nhà báo Khƣơng Hồng Minh nhận xét: “Hầu như đọc bất kỳ bài nào của ông, người ta cũng có thể lẩy ra những ý mới, những nhận xét, suy ngẫm ít người nghĩ tới”.
Nhắc đến vụ cháy Trung tâm Thƣơng mại quốc tế ITC ở TP. HCM xảy ra vào cuối tháng 10 năm 2002, ông không nhắc lại chuyện đau lòng về những thiệt hại về ngƣời và của nhƣ các báo khác đã dồn dập đƣa tin. Từ việc chữa cháy và cấp cứu nạn nhân gợi cho ông một suy nghĩ từ góc độ hẹp liên quan đến hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở, đoàn viên trong lĩnh vực cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thảm họa xảy ra trong đời sống xã hội. Bởi “gan góc bạn trẻ thì nhiều, còn kỹ năng lại ít, sáng kiến hơi nghèo”30.
Khi viết về ngƣời chiến sĩ công an, Công an, nhà mô phạm; Công an, nhà
giáo dục; Công an, nhà cải tạo đã thể hiện ba góc tiếp cận rất độc đáo của tác giả
Trần Bạch Đằng. Hay khi nói về tác phong của cán bộ công an, ông đặt ra tiêu chuẩn phải có tác phong công nghiệp. Vào thời điểm năm 1986, khi đất nƣớc vừa mới chuyển mình, còn đang chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp thì tác phong công nghiệp quả là một khái niệm mới mẻ và lạ lẫm. Bằng
30 Bài Bài học với thanh niên qua vụ cháy ITC – thực hành trong cứu người, báo Thanh Niên, ngày 6/11/2002.
52
tầm nhìn xa trông rộng, Trần Bạch Đằng đã sớm nhận ra điều ấy: “Biết bao trường hợp công an không can thiệp kịp thời một vụ việc xấu đã có triệu chứng hoặc đã được thông báo, do chưa thích ứng với điều kiện hoạt động mới. Thành bại đôi khi được quyết định bằng từng phần của một giây…”.
Cùng một vấn đề tiền lƣơng nhƣng nhà báo Trần Bạch Đằng nhìn ra rất nhiều góc cạnh. Chẳng hạn, bàn về lƣơng của đại biểu quốc hội, ông chỉ ra mối liên quan giữa nạn tham nhũng và chế độ tiền lƣơng. Đó là hai mặt của một vấn đề. Nếu cải thiện đƣợc tƣơng đối chế độ tiền lƣơng đối với những ngƣời đang làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc, thì có thể tiêu diệt đƣợc tham nhũng một cách đáng kể31.
Nhiều ngƣời bàn đến chữ đạo trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngỡ nhƣ ngƣời ta đã bàn đến rốt ráo rồi, nhƣng đến Trần Bạch Đằng, ông vẫn tìm ra cái mới. Đấy là đạo trung, hiếu, tiết, nghĩa, đƣợc nhìn nhận trong thời đất nƣớc có giặc. Từ đó, ông khẳng định, chủ nghĩa xã hội là đạo, đạo cỡ lớn. Nghị quyết của Đảng là đạo. Và ông liên hệ đến nạn quan liêu trong xã hội hiện nay32
.
Vẫn là những đề tài quen thuộc nhƣng từ góc tiếp cận mới, lạ, nhà báo Trần Bạch Đằng đã tìm ra con đƣờng để tổ chức có hiệu quả một tác phẩm báo chí chính luận trên báo in.