Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh tư vấn thiết kếcông trình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NĂNG LỰC CẠNH TRANH TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ GIAO THÔNG SƠN LA (Trang 40 - 44)

1.2.3.1. Cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật

Mỗi doanh nghiệp xây dựng nói chung và doanh nghiệp tư vấn thiết kế thì cơ sở vật chất hạ tầng bao gồm nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất là không thể thiếu. Một doanh nghiệp mạnh là doanh nghiệp mà có hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản suất hiện đại đáp ứng được nhu cầu sản xuất cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Ngoài cơ sở vật chất về hạ tầng xây dựng, máy móc phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị doanh nghiệp, thì đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn thiết kế thì một trong yếu tố đó là công nghệ, kỹ thuật được đưa vào trong sản phẩm của mình là yếu tố quan trọng. Việc áp dụng những công nghệ hiện đại phù hợp, hay những sáng tạo, nghiên cứu mới trong nghành xây dựng vào hồ sơ thiết kế sẽ giúp việc tăng năng xuất lao động của các kỹ sư, tăng chất lượng hồ sơ thiết kế, áp dụng được các công nghệ mới về vật liệu, phương tiện vào các dự án công trình xây dựng, giúp giảm kinh phí, thời gian thực hiện dự án.

Các doanh nghiệp tư vấn thiết kế biết phát huy những hạ tầng xây dựng, máy móc thiết bị và các công nghệ, cũng như các nghiên cứu sáng tạo mới vào sản xuất kinh doanh của đơn vị thì chất lượng sản phẩm hồ sơ thiết kế các công trình, cũng như uy tin thương hiệu doanh nghiệp, hiệu quả tài chính đều được tăng cao, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường sẽ tăng lên.

1.2.3.2. Tài chính

Tài chính là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực tư vấn thiết kế của doanh nghiệp không cần phải có vốn quá lơn, nhưng để duy trì hoạt động ổn định và phát triển thì công ty tư vấn thiết kế vẫn phải duy trì thường xuyên một lượng vốn nhất định, vốn không chỉ đầu tư để trang trải các hao phí trả lương nhân viên mà còn dùng để trang bị mua sắm cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm nguyên vật liệu... phục vụ sản xuất kinh doanh. Vì vậy trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý vốn, quay vòng vốn một cách linh hoạt sao cho vốn ban đầu đó được thu hồi nhanh và có khả năng sinh lời lớn nhất. Việc bảo toàn và phát triển vốn là một đòi hỏi cấp thiết của mỗi doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá hoạt động tư vấn thiết kế xây dựng công trình và tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới.

Về mặt định lượng, năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở các chỉ tiêu nguồn vốn, tài sản; năng lực quản lý tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, các chỉ tiêu ROA (Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản), ROE (Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu), cổ tức,…

1.2.3.3. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp là những người lao động trong doanh nghiệp được tổ chức theo những cơ cấu nhất định. Với những chức năng nhiệm vụ được phân công, quy định trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Đối với doanh nghiệp tư vấn thiết kế thì nguồn lao động có trình độ học vấn cao là chủ yếu, bên cạnh đó là các lao động lành nghề có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng công trình. Nhân lực của doanh nghiệp tư vấn thiết kế thể hiện ở hai khía cạch:

- Số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân sự:

+ Số lượng nhân sự: Số lượng nhân sự của doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ nhu cầu thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quá ít sẽ không đủ để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn nếu quá nhiều sẽ trở thành gánh nặng chi phí, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp

+ Cơ cấu nhân sự: Để doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, doanh nghiệp cần phải xây dựng một cơ cấu đầy đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm: Tài chính, kỹ thuật, kế hoạch, pháp lý… nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

+ Chất lượng nhân sự: Lao động là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, lao động là yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, đồng thời là lực lượng tham gia một cách chủ động, đóng góp ý tưởng mới, sáng chế, cải tiến kỹ thuật góp phần giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao năng suất lao động. Do đó, chất lượng nhân sự là yếu tố sống còn trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp.

1.2.3.4. Quản lý

Quản lý, theo định nghĩa chung nhất, là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan. Môi trường kinh doanh luôn ở trạng thái động, thay đổi liên tục, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt và năng động thích ứng với biến động của môi trường kinh doanh.

Lĩnh vực xây dựng nói chung, tư vấn thiết kế công trình là lĩnh vực hết sức nhạy cảm cùng với sự phát triển như vũ bão của các doanh nghiệp trong ngành. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp được quyết định bởi sự linh hoạt của các nhà quản lý doanh nghiệp để đáp ứng nhanh với biến động của thị trường. Sự linh hoạt này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp:

+ Trình độ của đội ngũ lãnh đạo: Các tiêu chí để đánh giá là trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, mức độ chuyên nghiệp, tư tưởng, chính trị, đạo đức của đội ngũ lãnh đạo.

+ Sáng kiến, cải tiến, đổi mới được ứng dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh: Các tổ chức đánh giá quốc tế thường sử dụng tiêu chí này để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiêu chí này có thể chia thành các nhóm tiêu chí phụ là:nhóm sáng kiến, nhóm cải tiến và nhóm đổi mới. Trong mỗi nhóm lại phân ra các bậc số lượng và bậc chất lượng. Từng doanh nghiệp tùy điều kiện cụ thể mà vận dụng. Có thể phân bậc theo số tuyệt đối các sáng kiến, cải tiến, đổi mới, hoặc theo tỷ lệ giữa số sáng kiến, cải tiến, đổi mới với tổng số công nhân viên, cán bộ toàn doanh nghiệp.

+ Quản lý nhân sự

- Tuyển dụng:Doanh nghiệp phải xây dựng một chính sách tuyển dụng hợp lý. Chính sách tuyển dụng càng khoa học, khách quan thì càng có cơ hội để lựa chọn được nguồn nhân lực phù hợp, chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu của công ty, phù hợp với chiến lược phát triển mà lại tiết kiệm được thời gian, chi phí tuyển dụng.

- Sử dụng: Sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp phải có kế hoạch bố trí lao động vào các vị trí phù hợp với năng lực, chuyên môn nhằm phát huy được lợi thế tri thức, mang lại năng suất lao động cao nhất. Nếu bố trí sai vị trí, dẫn đến lãng phí nhân lực, gây lãng phí.

- Đánh giá nhân viên: Nếu có chính sách và cơ chế đánh giá đúng năng lực của nhân viên sẽ tạo động lực để lao động phát huy được hết tiềm năng của mình, và là cơ sở để phân phối lợi ích sau này.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Một doanh nghiệp phải thường xuyên có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng ngày càng cao sự phát triển của doanh nghiệp đó. Chính sách đào tạo có thể là đào tạo nội bộ hoặc thuê đào đạo.

- Đãi ngộ: Doanh nghiệp cần phải sự dụng các công cụ nhằm tạo động lực cho nhân viên sẽ phát huy tối đa được năng lực và tinh thần làm việc, góp phần tăng năng suất lao động.

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả cạnh tranh tư vấn thiết kế công trình giaothông của doanh nghiệp tư vấn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NĂNG LỰC CẠNH TRANH TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ GIAO THÔNG SƠN LA (Trang 40 - 44)