Quá trình hình thành và phát triển của Công tycổ phần Tư vấn Đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NĂNG LỰC CẠNH TRANH TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ GIAO THÔNG SƠN LA (Trang 50 - 88)

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn La

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tưGiao thông Sơn La Giao thông Sơn La

Công ty cổ phần tư vấn - đầu tư giao thông Sơn La tiền thân là Xí nghiệp khảo sát thiết kế giao thông Sơn La. Là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 48/QĐ-TCDN ngày 30 tháng 3 năm 1993 của UBND Tỉnh Sơn La.

Được thành lập năm 1963, nhiệm vụ chủ yếu là khảo sát thiết kế các công trình giao thông hạng nhỏ và vừa phục vụ chủ yếu cho công tác sửa chữa, xây dựng công trình giao thông của Tỉnh Sơn La. Để đánh giá sự trưởng thành của đội, ngày 07 tháng 01 năm 1981 đội được thành lập và đổi tên thành Xí nghiệp khảo sát thiết kế giao thông Sơn La.

Căn cứ vào Quyết định số 163/2002/QĐ-TT ngày 18 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án tổ chức sắp sếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND Tỉnh Sơn La giai đoạn 2002 - 2005 trong đó có Công ty. Theo lộ trình sắp xếp năm 2004 Công ty chính thức chuyển sang Công ty cổ phần tại quyết định số 2393/QĐ-UB ngày 28 tháng 8 năm 2004 của UBND Tỉnh sơn La về việc chuyển Công ty tư vấn thiết kế thành Công ty cổ phần tư vấn - đầu tư đầu tư Sơn La. Giấy phép kinh doanh lần đầu số 24.03.000045 ngày 12 tháng 11 năm 2004; Giấy phép kinh doanh lần 05 mã số DN: 5500154896 ngày 19 tháng 9 năm 2014 do phòng Đăng ký kinh doanh và đổi mới doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cấp. Đến nay Công ty đã đi vào hoạt động ổn định với vốn điều lệ là: 6.000.000.000 đồng (Sáu

tỷ đồng chẵn). Theo tính chất quy mô hoạt động của Công ty, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tại địa phương là một tỉnh miền núi như Sơn La thì quy mô hoạt động của doanh nghiệp là một đơn vị có quy mô vừa.

2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Giao thông Sơn La

- Tư vấn khảo sát thiết kế các công trình giao thông đường bộ; khảo sát thiết kế các công trình thủy lợi, cấp thoát nước khu vực nông thôn và miền núi.

- Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện; công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Tư vấn lập hồ sơ, tổ chức đấu thầu trong công việc thiết kế, xây lắp; định giá xây dựng; kiểm định công trình xây dựng.

- Cung cấp các dịch vụ đo vẽ bản đồ địa lý, lập bản đồ địa chất, khoan thăm dò, điều tra khảo sat và các dịch vụ hỗ trợ xây dựng khác (Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Giao thông Sơn La).

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Giao thông Sơn La

Quy chế làm việc của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn La, là những quy định về hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, Ban chấp hành công đoàn, Đoàn thanh niên, thực hiện nhiệm vụ chức năng được Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty giao cho. Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong Hội nghị cổ đông đã đề ra.

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn La

Cơ cấu bộ máy quản lý được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng. Được hình thành phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn La, sự phối hợp phân công nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban trong bộ máy đã được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản, đó là điều kiện đảm bảo cho sự thống nhất hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ phận trong guồng máy điều hành và quản lý của Công ty.

Hội đồng quản trị: Chịu trách nhiệm về những chính sách hoạt động, phương hướng, định hướng hoạt động của công ty. Trong các cuộc họp Hội đồng quản trị sẽ đưa ra các kế hoạch, mục tiêu cho công ty.

Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm phân công cụ thể cho các thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm công việc trước chủ tịch Hội đồng quản trị.

Ban giám đốc: có nhiệm vụ thực hiện các việc điều hành hoạt động công ty sao cho đạt được các mục tiêu đó bằng cách chỉ đạo các phòng thực hiện công việc. Giám đốc là người chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Công ty, chịu mọi trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của công ty.Giám đốc có trách nhiệm phân công cụ thể công việc cho các phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ trong công ty.

+ Phòng tổ chức hành chính:

Tham mưu cho Giám đốc về tình hình lao động, cụ thể hoá các chính sách pháp luật lao động đối với người lao động trong Công ty, giúp đỡ giám đốc sắp xếp, tổ chức cán bộ trong Công ty, tuyển chọn và bố trí nguồn nhân lực.

Quản lý cơ sở vật chất trang bị hành chính, giải quyết các thủ tục văn thư, bảo quản và theo dõi công tác văn thư lưu trữ của Công ty, quản lý sử dụng con dấu và theo dõi các văn bản đến và đi tại Công ty, đánh máy; quản lý mua sắm tài sản trang thiết bị khối văn phòng; công tác bảo vệ, an toàn, phòng chống cháy nổ; vệ sinh, y tế...và các nhiệm vụ khác về các thủ tục hành chính của Công ty.

+ Phòng kế toán:

Tổ chức điều hành bộ máy kế toán, xây dựng các thủ tục hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ phục vụ cho công tác kế toán, thống kê của Công ty, lập kế hoạch kiểm toán định kỳ hàng năm trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán đó, đánh giá mức độ tin cậy và tính toàn diện của các thông tin tài chính, thông qua công tác kiểm toán nội bộ, tham mưu cho Giám đốc về việc kiểm soát hiệu quả chi phí đối với các hoạt động về tài chính

+ Phòng Kế hoạch - quản lý chất lượng:

Có chức năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, tháng của Công ty, hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch của đơn vị cũng như theo dõi, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đã đề ra; nghiên cứu thị trường,

xây dựng chiến lược cho hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, thẩm định, tham gia quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư dự án theo phân cấp quản lý và quy định của Công ty. Tổ chức xây dựng thực hiện kế hoạch về quản lý đầu tư xây dựng của Công ty theo các quyết định, nghị định, thông tư của Chính phủ. Quản lý chất lượng sản phẩm trước khi giao cho chủ đầu tư và các đơn vị thẩm tra, thẩm định.

+ Phòng Khảo sát - Thiết kế:

Là một phòng chuyên môn của Công ty thực hiện công tác Khảo sát - thiết kế, quy hoạch, thẩm tra các công trình xây dựng Công ty đã ký kết hợp đồng với các chủ đầu tư

Nhiệm vụ: Tổ chức Khảo sát - Thiết kế các công trình xây dựng giai đoạn lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế xử lý kỹ thuật thi công, lập hồ sơ hoàn công công trình theo đúng quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.

+ Phòng địa chất - Thí nghiệm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chức năng: là một phòng chuyên môn, thực hiện công tác chuyên ngành về địa chất công trình, thí nghiệm, phục vụ cho công tác thiết kế và lập dự toán công trình của công ty (theo quy trình thực hiện hoàn chỉnh một sản phẩm địa chất công trình) .

Nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở đề cương khảo sát địa chất được duyệt, lập hồ sơ báo cáo khảo sát địa chất công trình theo phiếu giao nhiệm vụ của công ty.

+ Phòng tư vấn giám sát - Quản lý dự án:

Sẽ thực hiện nhiệm vụ quản lý, theo dõi quá trình thực hiện thi công thực hiện dự án có đúng với thiết kế, lập dự án hay không, từ đó có thể đưa ra những ý kiến nhận xét về quá trình xây dựng.

2.1.4. Kết quả hoạt động của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Giao thông Sơn La giai đoạn 2017-2019

Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển công ty, hiện nay trong lĩnh vực các doanh nghiệp tư vấn thiết kế các công trình giao thông, công ty là đơn vị có

tiếng và có uy tín trên địa bàn tỉnh Sơn La với nhiều công trình đã và đang được công ty thực hiện như: Các công trình đường giao thông theo đề án Tái định cư thủy điện Sơn La; Các dự án đường giao thông trong đề án Cứng hóa đường đến trung tâm xã; Dự án Quảng trường Tây Bắc; Dự án đường trung tâm huyện Vân Hồ; và các dự án trọng điểm của các huyện, thành phố trong tỉnh Sơn La và một số huyện Tỉnh Điên Biên, Lai Châu…

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tuân thủ theo đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, thực hiện đầy đủ kịp thời các chế độ của người lao động như: nâng lương, nâng bậc, chế độ thai sản, ốm đau, tiền lương, tiền thưởng, chế độ phép, nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, trang bị bảo hộ lao động, khám sức khoẻ định kỳ hàng năm. Làm tốt công tác xã hội từ thiện, nhân đạo. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh chủ yếu như sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, đều đạt kế hoạch đề ra. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt đông kinh doanh giai đoạn 2017-2019

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Doanh thu 24.831.420.408 27.297.532.151 29.487.230.182 Lợi nhuận gộp 8.894.916.660 9.417.631.323 9.607.726.434 Lợi nhuận thuần 2.115.057.001 2.319.584.819 2.427.866.775 Lợi nhuận trước thuế 2.006.977.334 2.244.530.608 2.319.787.108 Lợi nhuận sau thuế 1.778.711.982 1.795.624.486 1.855.829.686

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Giao thông Sơn La)

Doanh thu thuần: Trong năm 2017, 2018 và năm 2019 doanh thu thuần của doanh nghiệp đều tăng năm 2018 tăng 2.466.111.743 tương ứng tăng 9,03%. Tiếp đến năm 2019 doanh thu thuần tăng 2.189.698.031 so với năm 2018, tương ứng tăng 7,43%. Nguyên nhân do thị trường đã dần thoát khỏi tình trạng đóng băng, làm tăng tốc độ xây dựng của các công trình đặc biệt là giao thông dẫn đến doanh thu trong năm 2018 và 2019 tăng.

Lợi nhuận thuần: Lợi nhuận thuần năm 2017 là 2.115.057.001đồng, trong khi năm 2018 là 2.319.584.819 và năm 2019 là 2.427.866.775. Như vậy, lợi nhuận

thuần năm 2018 tăng 8,82% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 4,46% so với năm 2018 về tương đối. Lợi nhuận thuần tăng qua các năm cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả giúp giảm được các chi phí bất hợp lý và tăng doanh thu của Công ty lên.

Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2018 tăng nhẹ 16.912.504, tương ứng tăng 0,94% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2019 tăng lên 60.205.200, tương ứng với tăng 3,24%, đây là tín hiệu rất tốt đối với công ty, cần phải cố gắng phát huy trong những năm tới.

Nhìn chung giai đoạn 2017 - 2019 kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy được mức lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2017 - 2019 vẫn ở mức tương đối thấp với tình hình kinh tế khó khăn chung của cả nước và lợi nhuận của công ty tăng lên với mức dù rất thấp cũng đã cho thấy được công ty đã có những chính sách, hướng đi hợp lý để tối thiểu chi phí, tăng lợi nhuận.

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh tư vấn thiết kế công trình giao thông tại Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Giao thông Sơn La

2.2.1. Giới thiệu về các đối thủ cạnh tranh của Công ty hiện nay

Trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp tư vấn thiết kế trên địa bàn tỉnh Sơn La có nhiều chính sách, đầu tư phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sau để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Trong khuôn khổ luận văn, học viên sẽ phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Giao thông Sơn La với 4 công ty điển hình khác trên địa bàn tỉnh Sơn La bao gồm:

+ Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Mai Lâm Sơn La (CT Mai Lâm): là đơn vị tư nhân được thành lập được khoảng gần 13 năm này. Tuy là Công ty tư nhân thành lập nhưng công ty này phải luôn đổi mới tự hoàn thiện mình, và phải luôn nhanh nhạy nắm bắt thông tin, thị trường một cách nhanh chóng, đa dạng trong ngành nghề tư vấn (tư vấn xây dựng dân dụng; giao thông; thủy lợi; quy hoạch…).

Điểm mạnh: Là đơn vị tư nhân nên việc đưa ra các giải pháp về tài chính cho các công trình nhanh. Đa dạng về ngành nghề hoạt động, nguồn vốn lớn.

Điểm yếu: Kinh nghiệm trong mảng thiết kế giao thông còn thiếu, nguồn ngân lực chất lượng cao cố định thấp.

+ Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Quốc tế - chi nhánh Sơn La (TV Quốc tế):

Là công ty có mặt trên thị trường tỉnh Sơn La gần 20 năm nay với cơ sở là văn phòng chi nhánh, nhưng với chiến lược đa dạng hóa ngành nghề Công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường xây dựng của Tỉnh Sơn La

Công ty đã nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực thuộc ngành xây dựng như xây lắp, tư vấn thiết kế, thi công, lắp đặt công nghệ, hệ thống điện…Việc này cho phép công ty có thể nắm bắt được hầu hết các nhu cầu của khách hàng trong ngành xây dựng, làm tăng số lượng khách hàng và các đơn hàng đến với Công ty.

Việc Công ty đa dạng trong ngành nghề sản xuất là một lợi thế rất lớn khi tận dụng được các mối quan hệ, thông tin thị trường; tận dụng tối đa nguồn nhân lực sẵn có để có thể phân bổ cho các phòng ban nghiệp vụ khi cần.

Điểm mạnh: Khả năng kết nối thị trường (ngoài tỉnh) mạnh, nguồn nhân lực, máy móc đa dạng. Có kinh nghiệm và uy tín trong mảng quy hoạch, xây dựng dân dụng.

Điểm yếu: Các mảng đầu tư bị dàn trải không tập trung, mảng thiết kế các công trình giao thông còn yếu về năng lực cá nhân cũng như kinh nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Nam Dương (CT Nam Dương):

công ty có thời gian hoạt động tại thị trường Sơn La 10 năm, là một trong những đối thủ cạnh tranh của Công ty. Là Công ty chuyên tư vấn thiết kế trong lĩnh vực xây dựng, giao thông…

Điểm mạnh: Có tiềm lực về tài chính, khả năng đa dạng các lĩnh vực tư vấn, bộ máy gọn nhẹ.

Điểm yếu: Quy mô công ty chưa mạnh, năng lực và kinh nghiệm còn thiếu.

+ Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng 26-10 (CT tư vấn 26-10): công ty có thời gian hoạt động tại thị trường Sơn La 9 năm, là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của công ty với hệ thống chi nhánh khá lớn trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng như uy tín, thương hiệu mà công ty này tạo nên.

Điểm mạnh: Có kinh nghiệm trong việc tư vấn thiết kế các công trình giao thông, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, máy móc đa dạng, thị phần lớn, có uy tín và thương hiệu, nguồn vốn lớn,….

Điểm yếu: Nguồn nhân lực hạn chế do khi trúng thầu thì Công ty chỉ bố trí cán bộ khung để quản lý, còn công nhân thuê hợp đồng công nhật nên ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: NĂNG LỰC CẠNH TRANH TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ GIAO THÔNG SƠN LA (Trang 50 - 88)