1.2.5.1 Nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
- Pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về lĩnh vực xây dựng:
Pháp luật là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là yếu tố có tác động lớn đến mọi doanh nghiệp. Hệ thống chính sách hoàn thiện có sửa đổi bổ sung phù hợp là cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định và ngược lại.
Yếu tố môi trường pháp lý được mọi doanh nghiệp quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp. Nếu một quốc gia có thủ tục pháp lý cồng kềnh, phức tạp, chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều tiêu cực, quá nhiều cửa, và đặc biệt hay thay đổi chính sách hoặc chính sách đưa ra còn chưa phù hợp với thực tế thì đây quả thực là rào cản vô cùng lớn cho doanh nghiệp, làm hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Đối với lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta luôn có sự quan tâm sâu sắc đến việc xây dựng, ban hành và thực thi nhiều văn
bản luật, nghị định, thông tư… nhằm quản lý, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả. Yếu tố này đã và đang trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trên thị trường hiện nay.
- Yếu tố kinh tế:
Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của những tác động tích cực, cũng như những biến đổi bất thường của nền kinh tế vĩ mô.Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, doanh nghiệp cần phải thấy rõ tác động của các nhân tố kinh tế để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh gồm có: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ làm phát.
- Yếu tố về khoa học công nghệ:
Ngày nay thế giới đang chuyển biến mạnh mẽ, thời đại của hội nhập kinh tế, của toàn cầu hóa, của công nghệ tự động hóa.Việc nắm bắt khoa học công nghệ là đảm bảo cho thành công.Khoa học công nghệ là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng. Khoa học công nghệ cũng tham gia vào quá trình thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin trong nền kinh tế.Thiếu khoa học công nghệ thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng sẽ trở nên khó khăn, chậm chạp, khó có thể kiểm soát được.Đồng thời khoa học công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực của mình bằng việc chuyển giao công nghệ, vốn, nhân lực có trình độ tay nghề trong sản xuất.
- Yếu tố về văn hóa, xã hội:
Văn hóa, xã hội ở đây là phong tục tập quán, lối sống thị hiếu, thói quen tiêu dùng,tín ngưỡng tôn giáo… Đó là cơ sở hình thành những đặc điểm thị trường mà doanh nghiệp phải thỏa mãn.Do vậy doanh nghiệp cần phải có chính sách hợp lý phù hợp với điều kiện văn hóa thị trường để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả nhằm tăng năng lực cạnh tranh.
Các yếu tố văn hóa xã hội bao gồm các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa, các thay đổi xã hội cũng tạo ra cơ hội và mối đe dọa. Một doanh nghiệp muốn trường tồn được với thời gian, cạnh tranh được với các đối thủ, được xã hội chấp nhận thì nhất định phải coi trọng vấn đề văn hóa kinh doanh.
- Yếu tố tự nhiên:
Như đã phân tích ở trên, hoạt động xây dựng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý, sự ô nhiễm môi trường, khí hậu, thời tiết… Cũng tùy từng doanh nghiệp mà sự ảnh hưởng của yếu tố này khác nhau.
1.2.5.2 Nhóm yếu tố thuộc môi trường ngành
Yếu tố ngành là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp khá lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty. Các yếu tố cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định lợi nhuận tiềm năng của các công ty trong ngành. Nguy cơ có đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường, các đối thủ tiềm năng ngày càng thâm nhập thị trường nhiều sẽ tăng đổi thủ cạnh tranh đồng nghĩa sức cạnh tranh cũng ngày càng nhiều và nhất ngành xây dựng ngày càng có nhiều công ty mọc lên, lĩnh vực tư vấn thiết kế cũng ngày càng được phát triển.Cạnh tranh trong ngành xảy ra vì một trong nhiều đối thủ trong ngành hoặc cảm thấy áp lực, đe dọa từ các đối thủ khác, hoặc nhìn thấy cơ hội để cải tiến vị trí của mình. Những hình thức cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành như giảm giá, chiến tranh về quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới, tăng quyền lợi cho khách hàng. Khách hàng cạnh tranh với các công ty trong ngành bằng cách ép giá, đòi hỏi chất lượng cao, và đưa các công ty vào thế cạnh tranh để được lựa chọn. Nhóm khách hàng được xem là cạnh tranhmạnh, họ luôn có xu hướng tìm và lựa chọn công ty có giá thấp hơn mà chất lượng tốt. Các công ty có thể thay đổi quyền lực mặc cả của khách hàng bằng cách lựa chọn nhóm khách hàng.
- Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành:
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành xây dựng là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của môi trường này. Các ngành mà có một hoặc một vài doanh nghiệp thống lĩnh thị trường thì cường độ cạnh tranh ít hơn bởi
doanh nghiệp thống lĩnh đóng vai trò chỉ đạo giá. Đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn thiết kế công trình đòi hỏi rào cản ra nhập ngành lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực, đáp ứng được những tiêu chuẩn của ngành. Cũng chính vì vậy mà sự cạnh tranh là rất lớn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện, nâng cao năng lực doanh nghiệp mình để tồn tại.
- Các đối thủ tiềm ẩn:
Việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới trực tiếp làm giảm tính chất quy mô cạnh tranh do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất trong ngành. Sự xuất hiện của các đối thủ mới có khả năng gây ra những cú sốc mạnh cho các doanh nghiệp hiện tại vì thông thường những người đi sau thường có nhiều căn cứ cho việc ra quyết định và những chiêu bài của họ thường có tính bất ngờ.
Trong lĩnh vực xây dựng, để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược sản phẩm, nâng cao chất lượng công trình xây dựng, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm nhằm làm cho sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội trên thị trường, hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, lắp đặt và xây dựng công trình.
- Sức ép của chủ đầu tư:
Trong lĩnh vực xây dựng, với đặc thù, khác biệt của ngành: sản phẩm là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, cố định tại nơi sản xuất…, do đó, người mua là chủ đầu tư lớn, đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, họ có quyền lựa chọn các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu, các tiêu chuẩn tùy theo các công trình, dự án đầu tư.
- Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế:
Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú và cao cấp hơn và chính đó lại làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thay thế.
Các sản phẩm được thay thế đáng quan tâm nhất là: Những sản phẩm thuộc về xu thế cải thiện việc đánh đổi tình hình giá cả của chung lấy của ngành và hai là
do ngành có lợi nhuận cao. Trong trường hợp sau, các sản phẩm thay thế sẽ ồ ạt nhảy vào cuộc nếu sự phát triển trong bản thân ngành do làm tăng cường độ cạnh tranh trong nội bộ ngành và đòi hỏi giảm giá hoặc cải thiện tình hình hoạt động.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực xây dựng và đặc biệt là lĩnh vực tư vấn thiết kế công trình, với đặc thù của ngành nên các doanh nghiệp thường không quá lo lắng về sự thay thế của các sản phẩm trong quá trình cạnh tranh.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TƯ VẤN
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ GIAO THÔNG SƠN LA