Khái niệm và vai trò của tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 35 - 37)

1.1. Tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo

1.1.1. Khái niệm và vai trò của tuyên truyền pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo khiếu nại, tố cáo

1.1.1.1. Khái niệm tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo

TTPL là hoạt động quan trọng của thi hành pháp luật, nhất là trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Để đảm bảo mọi công dân, cơ quan, tổ chức nghiêm chỉnh thi hành pháp luật thì tất cả các khâu trong tổ chức thi hành pháp luật phải được thực hiện, trong đó TTPL chính là khâu đầu tiên của hoạt động này.

Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành chúng ta thấy rằng một trong những chức năng cơ bản của các cơ quan thanh tra là tham mưu việc giải quyết KNTC theo quy định pháp luật. Điều 5 Luật Thanh tra năm 2010 xác định: Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KNTC và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết KNTC và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. (Quốc hội, 2010)

Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị đó, ngoài việc tham mưu giải quyết các vụ việc, KNTC thì công tác TTPL về KNTC phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần để cơ quan thanh tra hoàn thành chức năng, nhiệm vụ chính trị của mình. Trên thực tế, nhiều văn bản pháp luật hiện hành về KNTC đã ghi nhận TTPL là nội dung của QLNN, đồng thời xác định Thanh tra tỉnh và thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm giúp các cơ quan quản lý thực hiện nội dung này.

Xuất phát từ các quy định pháp luật hiện hành, vai trò của các cơ quan thanh tra trong QLNN về KNTC và quan niệm TTPL được nhiều người thừa nhận, có thể

nói rằng:Tuyên truyền pháp luật về khiếu nại tố cáo là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của các cơ quan thanh tra nhà nước và các chủ thể khác thông qua các hình thức, phương tiện và phương pháp tuyên truyền phù hợp, nhằm tác động tới các đối tượng được TTPL để hình thành tri thức, tình cảm và hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật về KNTC ở các đối tượng đó.

Với cách hiểu này và trong điều kiện phát triển KT-XH hiện nay ở nước ta, việc trang bị kiến thức pháp luật về KNTC, xây dựng tình cảm và thói quen pháp luật về KNTC cho mọi công dân cơ quan tổ chức trong xã hội là trách nhiệm trước hết là của cơ quan thanh tra nhà nước, đồng thời là của các cơ quan nhà nước khác, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.

1.1.1.2. Vai trò của tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo

- TTPL về KNTC góp phần hình thành ở đối tượng được tuyên truyền tri thức pháp lý, tình cảm và cách xử sự phù hợp với pháp luật về KNTC. Hoạt động này tạo ra sự quan tâm của đối tượng đối với pháp luật, tạo niềm tin của công dân vào pháp luật và khi đã có niềm tin thì họ sẽ biết tự điều chỉnh hành vi theo đúng các quy định; đồng thời tạo được sự ủng hộ, tinh thần phê phán, lên án những hành vi vi phạm, đi ngược lại với các quy định của pháp luật.

- TTPL về KNTC là một bộ phận quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tưởng. Giải quyết KNTC là lĩnh vực hoạt động hết sức nhạy cảm và có tác động không nhỏ đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội, bởi các hoạt động này liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và công dân. Vì thế, TTPL về giải quyết KNTC phải xuất phát từ thực tế, gắn với hoạt động giải quyết KNTC, phải giúp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức rõ pháp luật, sử dụng đúng pháp luật trong lĩnh vực này, thấy được pháp luật trong lĩnh vực này là công cụ quy định và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp họ, là cơ sở giữ gìn, củng cố sự trong sạch của bộ máy nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ chế độ xã hội ở nước ta hiện nay.

- TTPL về KNTC góp phần hình thành, củng cố, phát triển ý thức đạo đức mới. Pháp luật về KNTC là công cụ trực tiếp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

công dân; bảo vệ sự trong sạch của bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, củng cố và phát triển các giá trị pháp luật, hình thành và phát triển ý thức đạo đức mới trong xã hội.

- TTPL về KNTC góp phần quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật.Khi pháp luật đã được xây dựng, việc đầu tiên Nhà nước phải thực hiện là tìm cách chuyển tải pháp luật đến các đối tượng trong xã hội. Đó là các hoạt động TTPL. Như vậy, hiệu quả của TTPL có sự quyết định rất lớn đến hiệu quả của việc đưa các quy định pháp luật vào thực tiễn.

- TTPL về KNTC góp phần xây dựng, củng cố và phát triển ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật của đối tượng được hình thành từ hai yếu tố đó là tri thức pháp luật và tình cảm, thái độ ứng xử đối với pháp luật. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân chỉ có thể được hình thành khi công tác TTPL được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục.

- TTPL về KNTC góp phần tăng cường pháp chế, mở rộng dân chủ. Pháp luật về giải quyết KNTC quy định nhiều hoạt động quan trọng phát sinh giữa một bên là nhà nước, các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước với một bên là công dân, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Vì vậy, TTPL về giải quyết KNTC được thực hiện tốt có nghĩa là huy động được sự tham gia của xã hội vào việc phòng ngừa, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, vào bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân và góp phần phát huy dân chủ và bảo vệ tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w