Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 66 - 79)

về khiếu nại, tố cáo

2.3.2.1. Tổ chức tập huấn cho những người có trách nhiệm liên quan đến pháp luật về khiếu nại, tố cáo các cấp trên địa bàn tỉnh

Xét ở cấp tỉnh, công tác tập huấn hiện nay là nhiệm vụ của các cơ quan: Thanh tra tỉnh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ. Căn cứ vào kế hoạch TTPL về KNTC được UBND tỉnh phê duyệt, các cơ quan này sẽ tiếp tục xây dựng các kế hoạch triển khai, trong đó có kế hoạch tập huấn và kế hoạch phối hợp với các đơn vị, tổ chức khác trong triển khai tuyên truyền (vấn đề này sẽ được đề cập ở nội dung phía sau).

- Về phía Thanh tra tỉnh, cơ quan này chịu trách nhiệm tập huấn đối với các nhóm đối tượng sau: (1) Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, cán bộ, công chức, người có thầm quyền giải quyết KNTC; người chuyên trách, người tham gia công tác TTPL về KNTC; (2) Cán bộ là lãnh đạo các phòng, ban, tổ chức đoàn thể của huyện; (3) Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND, cán bộ tiếp dân, trưởng khu dân cư tại các xã, phường, thị trấn; (4) Công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC của cấp huyện, cấp xã.

- Về phía Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Thọ, cơ quan này phối hợp với Thanh tra tỉnh thực hiện tập huấn đối với cán bộ, công chức Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp trên địa bàn tỉnh.

- Về phía Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ, cơ quan này phối hợp với Thanh tra tỉnh thực hiện tập huấn đối với cán bộ, hội viên của Hội ở các cấp trên địa bàn tỉnh.

- Các hình thức tập huấn thông thường bao gồm 02 hình thức cơ bản, là: + Tổ chức Hội nghị tập huấn TTPL về KNTC.

+ Tổ chức các lớp tập huấn TTPL về KNTC.

Với số lượng người tham dự mỗi đợt thường đông đảo, nên việc tổ chức các hội nghị tập huấn, các lớp tập huấn tập trung là các hình thức phù hợp, có thể truyền đạt thông tin pháp luật một cách nhanh chóng, rõ ràng đến với nhiều người tham dự các hội nghị, lớp tập huấn đó. Tuy nhiên, hình thức này cũng có những hạn chế nhất định, đó là kiến thức pháp luật được truyền đạt chủ yếu theo 01 chiều (từ người giảng đến người tham gia), rất ít có tương tác giữa người giảng và người tham gia, khiến cho hiệu quả truyền đạt không cao; ngoài ra, vấn đề chi phí tổ chức, đi lại thường cao.

Bảng 2.8: Kết quả tập huấn cho những người có trách nhiệm liên quan đến pháp luật về KNTC các cấp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2019 Stt Nội dung Đơn vị 2017 2018 2019

1 Tập huấn do Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp với các đơn vị trên địa bản tỉnh để tổ chức

- Số Hội nghị tập huấn Hội

nghị 30 28 33

- Số lượng người được tập huấn Người 5.800 5.200 6.400 Trong đó: + Cán bộ, công chức cấp tỉnh + Cán bộ, công chức cấp huyện, thành, thị + Cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn 400 3400 2000 400 2800 2000 600 3400 2.400 2 Tập huấn do Ủy ban Mặt trận tổ quốc

tỉnh Phú Thọ phối hợp với Thanh tra tỉnh tổ chức

- Số lớp tập huấn Lớp 0 2 1

- Số lượng người được tập huấn Người 0 1100 500 3 Tập huấn do Hội Nông dân tỉnh Phú

Thọ phối hợp với Thanh tra tỉnh tổ chức

- Số lớp tập huấn Lớp 1 0 0

- Số lượng người được tập huấn Người 500 0 0

Nguồn: Thông tin từ Thanh tra tỉnh Phú Thọ

tâm lãnh đạo, đã tổ chức Hội nghị tập huấn của tỉnh về Luật Tiếp công dân, Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành cho hơn 400 cán bộ chủ chốt của tỉnh. Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án, Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã tổ chức 17 hội nghị tập huấn Luật Tiếp công dân, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) cho trên 1.700 lượt cán bộ là lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện, Ban tiếp công dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, cán bộ tiếp dân tại các xã, phường, thị trấn...; đồng thời đã phối hợp với 08 huyện (Thanh Thủy, Thanh Ba, Phú Thọ, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Tân Sơn, Hạ Hòa, Tam Nông) tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật trên cũng như tập huấn kỹ năng tiếp công dân, nghiệp vụ xử lý đơn cho hàng nghìn lượt cán bộ lãnh đạo và công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp huyện, cấp xã.

Tiếp nhận bộ đĩa DVD tuyên truyền về khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; biên soạn nội dung và phát hành 4.000 tờ gấp tuyên truyền pháp luật về công tác tiếp công dân, khiếu nại, tố; phản ánh nhiều tin, bài hoạt động tuyên truyền về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tuyên truyền việc quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết, Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật sửa đối, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng tại các địa phương. Từ đó đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương, đơn vị, cán bộ, đảng viên và nhân dân, tăng cường thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh.

Công tác tập huấn của các đơn vị thời gian qua đã phát huy tác dụng hết sức thiết thực trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân và tập thể trong công tác TTPL về KNTC. Sau các buổi tập huấn, những người tham gia sẽ tiếp tục trở thành những tuyên truyền viên cộng đồng thực hiện việc tuyên truyền cho người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về pháp luật KNTC, tạo ra sự lan tỏa

mạnh mẽ trong cộng đồng.

2.3.2.2. Phối hợp các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện tuyên truyền pháp luật về khiếu nại tố cáo

Trong nội dung này, luận văn sẽ tiếp cận theo hướng phân tích hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị nhằm hiện thực hóa các hình thức tuyên truyền (xem xét 06 hình thức tuyên truyền phổ biến). Cụ thể như sau:

a) Phối hợp TTPL về KNTC thông qua tuyên truyền miệng

Tuyên truyền miệng là hình thức phổ biến mà chủ thể nói trực tiếp với đối tượng, còn đối tượng trực tiếp nghe chủ thể nói về các lĩnh vực pháp luật mà chủ thể hướng tới. Trong đó, chủ thể hướng trọng tâm là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật với mục đích nâng cao nhận thức của người nghe, hướng người nghe hành động theo quy định pháp luật. Đây được sử dụng như một hình thức phổ biến pháp luật quan trọng, gắn bó chặt chẽ với nhiều hình thức phổ biến khác và là một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời trong tổng thể các hình thức TTPL.

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền miệng vẫn luôn giữ vị trí quan trọng trong hoạt động TTPL về KNTC bởi nó có thể được thực hiện được ở mọi nơi, mọi lúc, đưa thông tin, kiến thức pháp luật đến với từng đối tượng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện mà không bị phụ thuộc vào không gian, thời gian, công cụ hỗ trợ. Chính vì vậy, đây được xem là hình thức chiếm ưu thế, được tỉnh Phú Thọ chú trọng và sử dụng thường xuyên trong hoạt động TTPL về KNTC.

Trong giai đoạn 2017-2019, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng được đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nòng cốt là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật với nhiệm vụ chính là tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình do Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Huyện ủy, UBND huyện ban hành bằng việc tổ chức các buổi tuyên truyền miệng tại cộng đồng dân cư ở địa phương.

Bảng 2.9: Thực trạng tuyên truyền miệng về pháp luật KNTC trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019

Stt Nội dung Đơn vị

2017 2018 2019

1 Số báo cáo viên pháp luật Người 7 6 6 2 Số tuyên truyền viên pháp luật Người 16 15 15 3 Số cuộc tuyên truyền miệng về pháp

luật KNTC Cuộc 31 30 33

4 Số lượt người tham dự tuyên truyền miệng về pháp luật KNTC

Lượt

người 6.300 6.300 6.900

Nguồn: Thông tin từ Thanh tra tỉnh Phú Thọ

Với số lượng khá lớn các báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên pháp luật được công nhận có trình độ và sự am hiểu các lĩnh vực pháp luật khác nhau đã thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả, góp phần đáng kể đưa pháp luật vào đời sống xã hội.

Mặc dù số lượng các cuộc tuyên truyền miệng được tổ chức tại các địa phương hàng năm khá lớn, tuy nhiên, theo đánh giá của tác giả, khả năng tiếp nhận thông tin của nhiều người dân chưa tốt, do các điều kiện về tuổi tác, trình độ nhận thức; bên cạnh đó là hình thức tuyên truyền miệng khiến cho khả năng ghi nhớ của người dân giảm đi, hầu như họ chỉ nắm được một số ý sau khi tham gia các cuộc tuyên truyền miệng. Chính vì vậy mà hiệu quả của tuyên truyền miệng tại các địa phương của Phú Thọ thời gian qua không cao.

b) Phối hợp TTPL về KNTC thông qua việc sử dụng báo chí và mạng lưới truyền thanh cơ sở

Nhận thức được lợi thế của hình thức này là phổ cập, nhanh chóng, kịp thời, rộng khắp, hấp dẫn và có đông đảo bạn đọc, khán thính giả, do đó Sở Tư pháp phối hợp với Thanh tra tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức này. Hiện nay, TTLP về KNTC thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo Phú Thọ, Đài phát thanh & truyền hình tỉnh Phú Thọ, hệ thống loa truyền thanh cơ sở và trang thông tin điện tử của UBND tỉnh, UBND các huyện.

Trong đó, trách nhiệm của các cơ quan phối hợp như sau: - Sở Thông tin và Truyền thông:

+ Định hướng nội dung thông tin, tuyên truyền; phối hợp với các cơ liên quan hữu quan xây dựng chương trình, tổ chức việc TTLP về KNTC.

+ Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh để tổ chức TTLP về KNTC.

- Đài phát thanh & truyền hình tỉnh Phú Thọ:

+ Xây dựng chương trình, chuyên mục TTLP về KNTC.

+ Chủ động, kịp thời đưa tin, phóng sự (kể cả trả lời phỏng vấn) về KNTC, kết quả hoạt động giải quyết KNTC của các cơ quan nhà nước, gương điển hình tiên tiến trong công tác giải quyết KNTC, đặc biệt là ở các xã, phường, thị trấn.

+ Chủ động tiến hành và phối hợp với Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức (Đoàn Thanh niên, Phụ nữ, Hội Nông dân) để TTLP về KNTC.

Đài Phát thanh truyền hình tỉnh đã duy trì mục “Văn bản chính sách pháp luật”; xây dựng các tin, bài, phóng sự, tọa đàm qua các chuyên mục: Đại đoàn kết, Xây dựng Đảng, cải cách hành chính, Thuế nhà nước, Công thương, Tài nguyên môi trường, Lao động - Thương binh và xã hội..., biên tập và phát sóng hơn các tin bài có nội dung TTLP về KNTC. Sản xuất và phát sóng các chương trình và văn bản chính sách mới về TTLP về KNTC;...

- Báo Phú Thọ: Xây dựng chuyên mục giải đáp TTLP về KNTC. Phối hợp với Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp xây dựng kịp thời đưa tin về KNTC, kết quả hoạt động giải quyết KNTC của các cơ quan nhà nước, gương điển hình tiên tiến trong công tác giải quyết KNTC, đặc biệt là ở các xã, phường, thị trấn.

Báo Phú Thọ phối hợp với Thanh tra tỉnh lập “chuyên mục Thanh tra” trên trang 3 Báo Phú Thọ, đăng tải các tin, bài tuyên truyền về hoạt động ngành thanh tra trên các lĩnh vực giải quyết KNTC, phòng chống tham nhũng, công tác tiếp dân; đăng tải đầy đủ nội dung Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân trên báo Phú Thọ và Báo Phú Thọ điện tử; đồng thời, tiếp nhận đơn thư, giải đáp, trả lời thắc mắc của công dân/ chuyển các cơ quan chức năng giải quyết, trả lời để thông tin

đến bạn đọc.

Thực tế cho thấy, số lượng bài viết truyên truyền trên Báo Phú Thọ và trang thông tin điện tử của UBND tỉnh và UBND các huyện trong giai đoạn này không nhiều, mà chủ yếu hình thức này được thực hiện thông qua các bài phát trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở. Đây là hình thức tuyên truyền không phải là mới nhưng đến nay hình thức này vẫn còn mang tính hiệu quả về phổ biến, giáo dục của nó. Tác giả cũng đánh giá rằng, hình thức tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở là hợp lý và có hiệu quả tốt hơn các bài viết trên Báo Phú Thọ hay các trang web của chính quyền địa phương, bởi vì số lượng người dân tiếp cận với các bài viết này rất hạn chế. Hệ thống loa truyền thanh cơ sở có vai trò rất quan trọng, bởi đây là phương tiện truyền thông ở cơ sở, sát với đời sống của người dân, phù hợp với trình độ, ngôn ngữ, phong tục tập quán của người dân ở cơ sở nhất. Đặc biệt, hình thức này tỏ ra cực kỳ hiệu quả đối với các huyện thuần nông với khu vực nông thôn là chủ yếu.

Bảng 2.10: Thực trạng TTLP về KNTC thông qua việc sử dụng báo chí và mạng lưới truyền thanh cơ sở

Stt Nội dung 2017 2018 2019

1 Số bài viết TTPL về KNTC trên Báo

Phú Thọ (bài) 4 3 5

2 Số bài viết TTPL về KNTC trên trang thông tin của UBND tỉnh, huyện (bài)

Trên 100 tin bài Trên 100 tin bài Trên 100 tin bài 3 Số bài phát thanh TTPL về KNTC trên

hệ thống loa truyền thanh cơ sở (bài)

Hơn 500 lượt tin bài Hơn 500 lượt tin bài Hơn 600 lượt tin bài

Nguồn: Thông tin từ Thanh tra tỉnh Phú Thọ

Đài Phát thanh & truyền hình tỉnh Phú Thọ đã tham mưu cho UBND các huyện chỉ đạo Đài Truyền thanh các huyện chủ trì xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trong việc cung cấp tin, bài để tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống Đài Truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh cơ sở. Đặc biệt, xây dựng chuyên mục tuyên truyền pháp luật kịp thời cập nhật,

đăng tải những thông tin pháp luật phục vụ nhu cầu tìm hiểu của người dân. Ngoài ra, các báo cáo viên pháp luật của các huyện cũng thường xuyên viết tin, bài liên quan đến pháp luật gửi Đài Truyền thanh huyện để phát thanh cũng đã góp phần tuyên truyền pháp luật đến với người dân thông qua hình thức này.

c) Phối hợp TTPL về KNTC thông qua biên soạn và phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật về KNTC

Trong giai đoạn 2017-2019, việc biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện thường xuyên.

- Ở cấp tỉnh, Sở Tư pháp phối hợp với Thanh tra tỉnh biên soạn và phát hành các tài liệu TTPL và cấp phát cho các cơ quan, tổ chức, UBND các huyện trên địa bàn tỉnh.

- Ở cấp huyện, ngoài lượng tài liệu chủ yếu là tờ rơi, tờ gấp,... được Sở Tư pháp cấp, thì UBND các huyện chỉ đạo Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức biên soạn và phát hành các tài liệu TTPL về KNTC riêng, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh dân cư của địa phương.

Bảng 2.11: Tình hình biên soạn, phát hành tài liệu TTPL về KNTC trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019

Stt Nội dung 2017 2018 2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 66 - 79)