bàn tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Lập kế hoạch tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tốcáo cáo
Việc lập kế hoạch là một trong những hoạt động nghiệp vụ quan trọng nhất trong hoạt động quản lý TTPL về KNTC, đây là việc cần được chú trọng, làm cơ sở, tiền đề cho các công việc tiếp theo. Trong thời gian qua, việc lập kế hoạch TTPL về KNTC được thực hiện theo quy trình 05 bước như sau:
Hình 2.2: Quy trình lập kế hoạch TTPL về KNTC
Nguồn: Thông tin từ Sở tư pháp tỉnh Phú Thọ
Nội dung và yêu cầu cụ thể của các bước lập kế hoạch TTPL về KNTC trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như sau: (ở đây chỉ xem xét đến việc lập kế hoạch TTPL về KNTC của Sở Tư pháp, các cấp dưới thực hiện tương tự)
Bước 1: Chuẩn bị lập kế hoạch. Do công tác phổ biến, giáo dục pháp luật KNTC là cả một quá trình vì vậy kế hoạch TTPL về KNTC trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thường được xây dựng theo giai đoạn hoặc hàng năm.
- Xác định căn cứ xây dựng kế hoạch: Bộ phận được giao nhiệm vụ lập kế hoạch tại Sở Tư pháp thực hiện phân tích những trọng tâm, trọng điểm trong kế
Bước 1 Chuẩn bị lập kế hoạch Bước 2 Xây dựng dự thảo kế hoạch Bước 3 Biên tập, hoàn chỉnh nội dung kế hoạch Bước 4 Dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch Bước 5 Trình phê duyệt kế hoạch
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đánh giá chính xác thực tiễn của địa phương để xác định căn cứ lập kế hoạch TTPL về KNTC.
- Điều tra khảo sát: Khi cần thiết, bộ phận lập kế hoạch tổ chức khảo sát ban đầu để có căn cứ thực tế cho lập kế hoạch TTPL về KNTC. Trong thời gian qua, Sở Tư pháp đã thực hiện khảo sát một cách toàn diện, sử dụng phương pháp khoa học trong thu thập và xử lý thông tin. Trong đó, Sở chú trọng khảo sát nhằm xác định nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật về tiếp dân, giải quyết KNTC của người dân; nhu cầu tìm hiểu, học tập các quy định pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ về tiếp dân, giải quyết KNTC; đánh giá năng lực thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết KNTC của đội ngũ cán bộ các cấp.
Bước 2: Xây dựng dự thảo kế hoạch. Sau khi đã thực hiện một số công việc chuẩn bị cần thiết, bộ phận lập kế hoạch Sở Tư pháp tiến hành xây dựng dự thảo kế hoạch. Trong dự thảo kế hoạch TTPL về KNTC có các nội dung chính sau đây:
- Mục đích, yêu cầu:Đây chính là phần đầu tiên trong dự thảo kế hoạch, phần này trình bày rõ mục đích cụ thể cần đạt được cũng như yêu cầu đặt ra khi triển khai kế hoạch TTPL về KNTC.
+ Mục đích tổng quát của công tác tuyên truyền chính thường được xác định là đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả công tác TTPL về KNTC; từng bước tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật KNTC của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn; giúp những đối tượng đó hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện quyền KNTC. Tuy nhiên,tùy tình hình cụ thể của mỗi địa phương mà kế hoạch được xây dựng đạt được mục đích tổng quát hay mục đích cụ thể.
+ Yêu cầu của kế hoạch đặt ra phải cụ thể trong khoảng thời gian nhất định để làm cơ sở phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện kế hoạch. Một trong những yêu cầu đặt ra của kế hoạch là phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với mục tiêu chung. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc xác định yêu cầu của kế hoạch TTPL về KNTC thời gian qua không được Sở Tư pháp chú trọng, mà kế hoạch chủ yếu vẫn chỉ nêu ra mục đích tổng quát và một số mục đích cụ thể, nhưng tính khái quát vẫn còn rất cao.
- Nội dung: Nội dung pháp luật KNTC được tuyên truyền có thể là tất cả các quy định của pháp luật KNTC hiện hành hoặc cũng có thể chỉ là một chế định của pháp luật KNTC, nhất là các nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người dân khi thực hiện quyền KNTC và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo.
- Hình thức thực hiện: Hoạt động TTPL về KNTC được triển khai bằng nhiều hình thức: tuyên truyền miệng qua tổ chức tập huấn, hội nghị, biên soạn tài liệu, phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng lưới truyền thanh cơ sở,... Tuy nhiên, không phải tất cả các hình thức nêu trên đều phát huy hiệu quả đối với mọi đối tượng tuyên truyền. Chính vì vậy, khi xây dựng dự thảo kế hoạch TTPL về KNTC, Sở Tư pháp đã chú ý tới đối tượng được tuyên truyền, đồng thời, xem xét điều kiện thực tế của địa phương như về tài chính, về lực lượng tham gia, địa điểm tiến hành để lựa chọn hình thức tuyên truyền cho phù hợp. Trong thời gian qua, Sở Tư pháp rất chú ý tới diện bao quát của các hình thức tuyên truyền đối với đối tượng được tuyên truyền. Đây là yếu tố được tác giả đánh giá tốt trong xác định hình thức tuyên truyền của Sở Tư pháp.
- Các hoạt động cụ thể: Với mục đích TTPL về KNTC thì tùy tình hình cụ thể ở các địa phương mà lựa chọn các hoạt động sao cho phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể:
+ TTPL về KNTC thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.Hoạt động này thường được thực hiện mang tính thường xuyên, liên tục. Bộ phận lập kế hoạch căn cứ vào tình hình điều kiện thực tế của địa phương mà chú trọng vào một số tờ báo, đài, bản tin ở địa phương để phổ biến sao cho có hiệu quả.
+ Tổ chức biên soạn, xuất bản tài liệu phục vụ TTPL về KNTC.Đối với hoạt động này, tùy điều kiện kinh phí của mỗi địa phương mà tổ chức biên soạn, xuất bản các tài liệu sau: cuốn sách tìm hiểu, hỏi đáp pháp luật KNTC; tờ gấp về một số nội dung quan trọng của pháp luật KNTC; nếu là dân tộc thiểu số thì cần phải biên dịch và xuất bản tài liệu pháp luật phổ thông bằng một số tiếng dân tộc thiểu số. Các tài liệu nói trên được xuất bản với nội dung phải đơn giản, dễ hiểu, thiết thực.
+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Hội nông dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với chính quyền cấp xã trong TTPL về KNTC cho cán bộ, nhân dân ở cấp xã. Nội dung của hoạt động này cũng rất quan trọng, vì qua đó nâng cao được vai trò của Hội nông dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã trong việc phối hợp với chính quyền cấp xã vận động nhân dân chấp hành pháp luật KNTC.
+ Tổ chức tập huấn, hội nghị.
Nếu đối tượng được phổ biến, giáo dục là cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết KNTC thì nên chú trọng tổ chức hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật nghiệp vụ về tiếp dân, giải quyết KNTC.
Các cán bộ từ các cơ quan tư pháp, cơ quan thanh tra, cơ quan thông tin đại chúng,... thì cần chú trọng tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp dân, giải quyết KNTC.
Đối với đối tượng là nhân dân thì tổ chức phổ biến về nội dung của các quy định pháp luật về KNTC, đặc biệt chú trọng phổ biến quyền và nghĩa vụ của người dân khi tham gia KNTC.
- Tiến độ thực hiện:Cũng như bất kỳ một kế hoạch nào, kế hoạch TTPL về KNTC cần xác định rõ tiến độ thực hiện kế hoạch. Việc xác định tiến độ thực hiện giúp cho việc thực hiện kế hoạch đảm bảo khả thi hơn và đây cũng là căn cứ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.Tiến độ thực hiện kế hoạch có thể là theo giai đoạn, theo quý hoặc theo tháng. Trong kế hoạch, các hoạt động đề ra phải xác định thời gian thực hiện cụ thể.
- Tổ chức thực hiện:
+ Trong kế hoạch sẽ xác định biện pháp thực hiện việc TTPL về KNTC phù hợp với từng địa phương, thông thường có thể tổ chức các hình thức TTPL về KNTC độc lập, cũng có thể tổ chức lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch khác của địa phương như chương trình xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, chương trình xây dựng làng văn hoá mới, chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường,...
TTPL về KNTC là trách nhiệm của nhiều cơ quan như: thanh tra, văn hoá - thông tin, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, cơ quan tư pháp, các đài, báo và chính quyền. Vì vậy, trong bản dự thảo kế hoạch thường phân định rõ trách nhiệm của từng chủ thể, cơ quan nào chủ trì, cơ quan nào phối hợp để kế hoạch được xây dựng đảm bảo tính khả thi.
+ Một nội dung nữa có trong bản dự thảo kế hoạchđó là nội dung về kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng.
Bước 3: Biên tập, hoàn chỉnh nội dung kế hoạch. Kế hoạch được xây dựng làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện, vì vậy để nội dung kế hoạch được đầy đủ và toàn diện, Sở Tư pháp hàng năm đều đưa dự thảo kế hoạch ra lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan có liên quan tham gia triển khai thực hiện kế hoạch. Sau khi tổng hợp ý kiến đóng góp, bộ phận lập kế hoạch của Sở tiếp thu, biên tập, hoàn chỉnh kế hoạch để trình lãnh đạo Sở phê duyệt.
Bước 4: Dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch. Dựa trên các nội dung của kế hoạch, cần xây dựng đồng thời dự toán kinh phícần thực hiện. Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo Thông tư liên tịch Số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Kinh phí cho các hoạt động TTPL về KNTC của địa phương được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo quy định của Luật NSNN.
Bước 5: Trình phê duyệt kế hoạch. Dự thảo kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện sau khi được hoàn chỉnh được Sở Tư pháp trình lên Thường trực UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
Nhận xét: Quy trình 05 bước trong lập kế hoạch TTPL về KNTC của tỉnh Phú Thọ được đánh giá là tương đối hợp lý. Điểm mạnh trong quy trình này là dự thảo kế hoạch đã được Sở Tư pháp lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan có liên quan tham gia triển khai thực hiện kế hoạch. Điều này sẽ làm gia tăng tính chính xác, sát
thực của các mục tiêu và phương án kế hoạch. Tuy nhiên, vấn đề thu thập thông tin ban đầu còn hạn chế, mặc dù Sở Tư pháp có điều tra thực tế, nhưng nội dung này chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ, mà kế hoạch vẫn chủ yếu được xây dựng trên cơ sở số liệu năm liền trước và có sự điều chỉnh theo dự báo biến động của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương. Việc lập kế hoạch chưa áp dụng phương pháp lập từ dưới lên, tức là để các cấp cơ sở, các sở, ban, ngành,... tự lập kế hoạch rồi trình lên Sở Tư pháp. Sở Tư pháp khi đó chỉ đóng vai trò thẩm định và tổng hợp kế hoạch chung về TTPL về KNTC.
Bảng 2.6: Kế hoạch TTPL về KNTC tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019 Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019
1 Biên soạn, xuất bản tài liệu phục vụ tuyên truyền
Cuốn tài liệu tìm hiểu pháp luật về
KNTC Cuốn 4000 6000 8000
Tờ gấp (kể cả sách) hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, giải quyết KNTC
Tờ 4000 6000 8000 Băng, đĩa để phát thanh trên hệ thống
truyền thanh Cái 50 50 50
2 Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn
Hội nghị, lớp tập huấn TTPL về KNTC
cho cán bộ, công chức, viên chức Lớp 6 8 8 Người tham gia TTPL về KNTC người/lớ
p 300 300 300 3 Tổ chức các lớp TTPL về KNTC trực
tiếp cho người dân Lớp 8 10 10
4 Dự toán kinh phí thực hiện Tr.đồng 250 300 300 5 Số lượng bài báo tuyên truyền Bài 80 80 80 6 Số lượng chương trình phát thanh,
truyền hình TTPL về KNTC
Chương
trình 02 03 02 7 Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật
KNTC Cuộc 01 0 0
Nguồn: Bản kế hoạch TTPL về KNTC các năm 2017-2019
dựng là khá đầy đủ. Các chỉ tiêu này sẽ được phân bổ nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện. Bảng số liệu cho thấy, các chỉ tiêu không có nhiều sự biến động qua các năm, chứng tỏ hoạt động TTPL về KNTC được tỉnh thực hiện đều đặn hàng năm, đảo bảo mục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh được thực hiện liên tục.Kinh phí phân bổ cho công tác TTPL về KNTC còn hạn hẹp do vậy chưa mở được nhiều hội nghị tập huấn về các văn bản pháp luật cho cán bộ làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và các đối tượng có liên quan. Chế độ bồi dưỡng cho báo cáo viên còn thấp do đó chưa động viên, khuyến khích đội ngũ báo cáo viên phát huy tinh thần và trách nhiệm trong công việc.
Bảng 2.7: Đánh giá của 36 CBCC về hoạt động lập kế hoạch TTPT về KNTC
Nội dung đánh giá
Mẫ u
(ng)
Số lượng lựa chọn phương án Điể m TB
1 2 3 4 5
Hoạt động lập kế hoạch TTPL về KNTC có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị có liên quan
36 0 8 12 14 2 3,28 Mục tiêu của kế hoạch TTPL về
KNTC được xây dựng hàng năm rất sát với nhu cầu thực tế
36 0 0 9 19 8 3,97 Kế hoạch TTPL về KNTC được
xây dựng hàng năm phù hợp với khả năng tài chính dành cho hoạt động này của địa phương
36 0 3 11 17 5 3,67
Nguồn: Xử lý kết quả điều tra xã hội học bằng phần mềm Excel
Bảng khảo sát cho thấy, CBCC đánh giá tốt đối với mục tiêu của kế hoạch TTPL về KNTC được xây dựng hàng năm, điều này chứng tỏ Sở Tư pháp đã sát sao trong việc đánh giá thông tin cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch. Về tiêu chí sự tham gia của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong xây dựng kế hoạch, thì tiêu chí
này không nhận được phản ánh tốt từ phía CBCC, nguyên nhân của vấn đề này đã được tác giả trình bày trong phần nhận xét phía trước. Về vấn đề sự phù hợp của kế hoạch với khả năng tài chính dành cho hoạt động tuyên truyền của địa phương thì tiêu chí này mặc dù nhận được đánh giá ở mức khá, nhưng điểm số đạt được là không quá cao, chứng tỏ vấn đề này còn tồn tại hạn chế nhất định.