Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 100 - 102)

3.2.5.1. Đề cao vai trò của Thanh tra tỉnh trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thanh tra tỉnh là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết KNTC. Vì vậy, Thanh tra tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết KNTC; hướng dẫn thanh tra các sở, ngành, địa phương thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Thời gian qua, vai trò này của Thanh tra tỉnh đã được khẳng định qua các hoạt động TTPL về KNTC; tuy nhiên, ở một số thời điểm vẫn có nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của Thanh tra tỉnh trong việc TTPL về KNTC. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác TTPL về KNTC về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò chủ đạo của Thanh tra tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ này. Cụ thể:

-Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thanh tra tỉnh với thanh tra các huyện, thành, thị, sở, ngành trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai thực hiện công tác TTPL về KNTC. Thanh tra tỉnh cần thường xuyên chỉ đạo công tác tuyên truyền thông qua định hướng chương trình, kế hoạch TTPL về KNTC.

-Tăng cường TTPL về KNTC thông qua việc giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ của thanh tra. Thời gian qua, nhiệm vụ này đã được quan tâm chỉ đạo, nhưng do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, cho nên việc tuyên truyền đôi khi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó do các văn bản pháp luật về giải quyết KNTC được sửa đổi, bổ sung, dẫn đến khó khăn cho Thanh tra tỉnh và các cơ quan thanh tra trên địa bàn trong quá trình thực hiện việc TTPL về KNTC. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến làm giảm hiệu quả công tác TTPL về KNTC của

Thanh tra tỉnh và các cơ quan thanh tra trên địa bàn, do vậy trong thời gian tới Thanh tra tỉnh cần phải tiếp tục tăng cường TTPL về KNTC thông qua việc giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ cho thanh tra các huyện, thành, thị, sở, ban, ngành.

3.2.5.2. Đẩy mạnh xã hội hóa trong tuyên truyền pháp luật về khiếu nại tố cáo có sự quản lý của chính quyền địa phương

Xã hội hóa phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm huy động tối đa nguồn nhân lực, vật lực của xã hội và sự tham gia của toàn xã hội vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo nền tảng bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này, tập trung vào các biện pháp cụ thể sau:

- Xã hội hóa chủ thể tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật. Quan tâm đào tạo, xây dựng đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở là biện pháp xã hội hóa chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật hết sức quan trọng trước mắt cũng như lâu dài. Với lợi thế am hiểu truyền thống văn hóa, lối sống, thói quen sinh hoạt của người dân ở địa phương, lực lượng này sẽ khắc phục được những trở ngại mà đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đang gặp phải xa rời thực tế.

- Xã hội hóa nguồn kinh phí phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã dành sự quan tâm, bố trí ngân sách phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, so với yêu cầu nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân thì sự đầu tư kinh phí đó còn dàn trải, thiếu trọng tâm và chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động này. Vì lẽ đó, ngoài nguồn ngân sách được tỉnh đầu tư, nhất thiết phải xã hội hóa nguồn kinh phí phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, với những hình thức như: Vận động nguồn kinh phí đóng góp từ các tổ chức phi Chính phủ; Việt kiều về nước trên địa bàn; Huy động nguồn kinh phí đóng góp từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh và các địaphương khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 100 - 102)