Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 51 - 59)

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc.

Trong giai đoạn 2017-2019, dưới sự lãnh đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế trên địa bàn tỉnh đã phát triển ổn định và tăng trưởng khá, an ninh, quốc phòng được đảm bảo, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các năm 2017-2019 đã cơ bản hoàn thành và đạt được các kết quả quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019 Stt Chỉ tiêu 2017 2018 2019

1 GRDP theo giá so sánh 2010 (tỷ đồng) 35.634,5 40.890,4 44.093,3 2 Cơ cấu kinh tế (%)

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 22,00 21,57 21,03 Công nghiệp và xây dựng 38,99 37,86 38,77

Dịch vụ 39,01 40,57 40,20

3 Đóng góp vào mức tăng trưởng chung

của nền kinh tế (%) 7,75 8,34 7,83 4 Tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm

(nghìn tỷ đồng) 23,6 26,6 29,2

- Năm 2017, kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, vượt mục tiêu đề ra, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2017 theo giá so sánh 2010 ước đạt 35.634,5 tỷ đồng, tăng 7,75% so với năm 2016 (vượt kế hoạch 0,25%)1; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,66%; khu vực dịch vụ tăng 7,48%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%.

- Năm 2018, kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, vượt mục tiêu đề ra, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 theo giá so sánh 2010 ước đạt 40.890,4 tỷ đồng, tăng 8,34% so với năm 2017 (vượt kế hoạch 0,84%)1; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,75%; khu vực dịch vụ tăng 7,69%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,29%.

Năm 2019, kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng, vượt kế hoạch đề ra, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2019 theo giá so sánh 2010 ước đạt 44.093,3 tỷ đồng, tăng 7,83% so với năm 2018 (vượt kế hoạch 0,23%)1; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,22%; khu vực dịch vụ tăng 6,99%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,43%.

Trong giai đoạn 2017-2019, tình hình xã hội trên địa bàn tỉnh cũng có rất nhiều sự chuyển biến tích cực. Thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019 Stt Chỉ tiêu 2017 2018 2019

1 Dân số trung bình toàn tỉnh (nghìn

người). Trong đó: 1.392 1.404,1 1.466,4 Tỷ lệ dân số thành thị (%) 18,8 19,1 18,4 Tỷ lệ dân số nông thôn (%) 81,2 80,9 81,6 2 Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang

làm việc (nghìn người) 759,8 769,4 854,1 3 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 8,81 7,40 5,58 4 Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 7,03 6,65 4,97

- Năm 2017, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 759,8 nghìn người, tăng 8,1 nghìn người so với năm 2016, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 54,6% tổng số, giảm 8 nghìn lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,9%, tăng 10 nghìn lao động; khu vực dịch vụ chiếm 22,4% tăng 6,1 nghìn lao động.

- Năm 2018, tổng số lao động đang làm việc là 769,4 nghìn người, tăng 8,6 nghìn người so với năm 2017, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 53,5% tổng số, giảm 3,2 nghìn người; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,3%, tăng 6,7 nghìn người; khu vực dịch vụ chiếm 22,2% tăng 5,1 nghìn người.

- Năm 2019, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đạt 854,1 nghìn người, tăng 4 nghìn người so với năm 2018, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 52,4% tổng số, giảm 2,4 nghìn lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,9%, tăng 3,1 nghìn lao động; khu vực dịch vụ chiếm 22,7%, tăng 3,3 nghìn lao động. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo đạt 23%8; tỷ lệ lao động thất nghiệp 1,91%.

Tính chung 11 tháng năm 2019, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ đã giải quyết cho trên 28,6 nghìn lượt đối tượng vay vốn với trên 1.013 tỷ, tăng 6,2% so với cùng kỳ; trong đó đối tượng vay làhộ nghèo 157,2 tỷ đồng; đối tượng vay là hộ mới thoát nghèo 155,9 tỷ đồng; đối tượng vay là hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 183,2 tỷ đồng.

2.1.2. Thực trạng tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2017-2019

2.1.2.1. Tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Từ năm 2017 đến 2019 các cấp, các ngành trong tỉnh đã tiếp 20.248lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh. Trong đó, số liệu cấc năm tương ứng là 5.422 lượt, 6.865 lượt và 9.761 lượt; có 77 lượt đoàn đông người (05 người trở lên) đến trụ sở tiếp công dân các cấp.Tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cơ bản ổn định, tính chất không gay gắt, phức tạp và có xu hướng giảm về nội dung, số vụ việc. Sau kỳ tiếp công dân của

lãnh đạo đã có sự phân công lãnh đạo phụ trách chỉ đạo đôn đốc việc giải quyết, do đó hiệu quả tiếp công dân so với thời điểm trước có chuyển biến rõ rệt. Đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp (từ 05 người trở lên) đã được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo giải quyết kịp thời. Các vụ việc đông người chủ yếu xảy ra ở những nơi có các dự án đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, dự án mở rộng nâng cấp đường giao thông phải thu hồi đất. Tuy nhiên trong các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người gần đây cũng có một số biểu hiện phức tạp khác, đó là: Trong khiếu nại, tố cáo đông người về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, công dân thường so sánh giá đất và các chính sách hỗ trợ giữa địa phương mình với địa phương khác (cả trong và ngoài tỉnh), năm trước với năm sau, so sánh giữa các dự án với nhau, không chấp hành các quyết định thu hồi đất, không bàn giao mặt bằng, không nhận tiền đền bù.

Bảng 2.3: Tình hình KNTC trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: lượt Nội dung 2017 2018 2019 Số lượng Số lượng +/- Số lượng +/- Khiếu nại 4.168 4.902 734 5.717 815 Tố cáo 1.524 1.963 439 2.244 281 Tổng lượt KNTC 5.422 6.865 1.443 7.961 1.096

Nguồn:Báo cáo tổng kết kết quả tiếp công dân của UBND tỉnh các năm 2017-2019

- Nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến đất đai (thu hồi đất, đơn giá bồi thường, bố trí tái định cư, tiền hỗ trợ, giải quyết việc làm sau khi bị thu hồi đất), ngoài ra có một số nội dung liên quan đến tranh chấp đất đai, việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, chính sách xã hội, chính sách với người có công, đưa người vào cơ sở giáo dục,... Điển hình như các vụ việc: Một số công dân xã Vân Phú, Việt Trì; khu 1, xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao; khu 12, thị trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê; xã Tề Lễ, huyện Tam Nông,...

- Nội dung tố cáo chủ yếu công dân tố cáo một số cán bộ, công chức làm sai chính sách, có biểu hiện tiêu cực, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tham nhũng trong quản lý đất đai, tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội (nhất là chính sách với người có công, chế độ bảo hiểm xã hội,...), bồi thường, giải phóng mặt bằng; trình tự, thủ tục thu hồi đất thiếu công khai, minh bạch; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, tố cáo việc mất dân chủ ở cơ sở, thu tiền đóng góp, ủng hộ sai quy định,...

2.1.2.2. Kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Xác định công tác tuyên truyền pháp luật, giải quyết KNTC là nhiệm vụ chính trị quan trọng gắn kết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các sở, ban, ngành đoàn thể và các địa phương tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn thư KNTC như: Chỉ thị số 14-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC”; Thông báo số 855-TB/Tu, của Thường trực Tỉnh ủy về rà soát, giải quyết đơn tồn đọng; văn bản số 4263/UBND-TD của UBND tỉnh về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC trước, trong và sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021,... Nhờ đó, công tác tuyên truyền pháp luật,tiếp dân, giải quyết đơn thư KNTC trên địa bàn tỉnh đã đi vào nền nếp.

Bảng số liệu 2.4 phía sau cho thấy, số lượt đơn thư KNTC ở tất cả các cấp từ tỉnh đến huyện, xã hàng năm còn khá lớn, có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2017-2019. Trong đó, gia tăng cả về số đơn thư KNTC cả mới và cũ. Điều này cho thấy 02 điểm: Một là, số KNTC phát sinh mới trong năm lớn cho thấy công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực (đặc biệt là đất đai) của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh còn nhiều điểm bất cập; Hai là, số KNTC cũ năm sau lớn hơn năm trước cho thấy công tác giải quyết KNTC của địa phương chưa triệt để, kéo dài thời gian KNTC của nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền.

Bảng 2.4: Kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019

Năm Đơn vị

Tiếp thường xuyên Tiếp định kỳ và đột xuất của Lãnh đạo Kết quả qua tiếp dân (số vụ việc)

Lượt Người

Vụ việc Đoàn đông người

Lượt Người

Vụ việc Đoàn đông người Chưa được giải quyết

Đã được giải quyết

Mới phát sinh Số đoàn Người Vụ việc Mới phát sinh Số đoàn Người Vụ việc Chưa có QĐ giải quyết Đã có VB giải quyết (lần 1,2, cuối cùng) Đã có bản án của Tòa Mới phát sinh Mới phát sinh (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) 2017 Tỉnh 221 377 54 110 2 110 0 2 181 278 78 93 4 37 2 2 11 87 240 3 Sở, ngành 547 668 89 394 4 27 2 2 989 1069 172 554 7 56 2 5 392 353 461 1 Huyện 570 591 72 161 4 25 0 4 70 72 2 68 0 0 0 0 69 123 76 0 Xã 1.331 1.420 139 1.092 0 0 0 0 1.513 1.586 171 1.113 0 0 0 0 1.121 785 609 0 Tổng 2.669 3.056 354 1.757 10 162 2 8 2.753 3.005 423 1.828 11 93 4 9 1.593 1.348 1.386 4 2018 Tỉnh 307 387 179 80 2 45 1 1 184 292 114 44 11 122 3 8 0 318 57 0 Sở, ngành 405 415 23 370 1 5 0 1 84 84 2 76 0 0 0 0 3 18 7 0 Huyện 1.016 1.084 156 827 5 35 4 0 1.055 1.215 214 793 10 92 4 5 144 219 71 0 Xã 2.036 1.992 153 1.715 1 8 0 0 1.778 1.839 221 1.450 3 24 2 0 411 552 279 0 Tổng 3.764 3.878 511 2.992 9 93 5 2 3.101 3.430 551 2.363 24 238 9 13 558 1.107 414 0 2019 Tỉnh 291 323 199 92 0 0 0 0 183 425 130 54 18 194 13 3 9 219 90 0 Sở, ngành 465 521 26 439 0 0 0 0 163 180 2 161 2 24 0 2 4 1 0 0 Huyện 960 962 65 796 1 16 0 1 1.397 1.428 257 1.056 1 8 1 0 15 36 12 0 Xã 1.743 1.724 94 1.504 0 0 0 0 2.759 2.751 320 2.357 1 8 1 0 26 120 34 0 Tổng 3.459 3.530 384 2.831 1 16 0 1 4.502 4.784 709 3.628 22 234 15 5 54 376 136 0

Trong giai đoạn này, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không phát sinh điểm nóng về KNTC, không có việc công dân lợi dụng hoặc bị lợi dụng quyền KNTC để tập trung đông người.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp dân, giải quyết KNTC của tỉnh Phú Thọ còn những hạn chế nhất định, như công tác tiếp công dân thường xuyên ở cấp huyện đã được duy trì nhưng chất lượng chưa cao, có huyện cán bộ tiếp dân còn hạn chế về năng lực, việc ghi chép nội dung tiếp công dân, phân loại vụ việc còn chưa chính xác, nhiều vụ việc công dân khiếu nại, tố cáo nhưng chưa phân loại đúng (chỉ xác định là đơn kiến nghị, đề nghị) nên đơn chưa được xử lý đúng quy định, làm vụ việc bị kéo dài;Theo báo cáo của UBND các huyện, thành, thị: Một số xã chưa coi trọng việc tiếp công dân, giải quyết KNTC của công dân; chưa thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân theo lịch chủ yếu là giao cho cán bộ Văn phòng hoặc Tư pháp; nhiều cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân còn thiếu kinh nghiệm, năng lực hiểu biết pháp luật hạn chế, dẫn tới việc giải thích, hướng dẫn cho công dân chưa có sức thuyết phục(các huyện: Tam Nông, Yên Lập, Hạ Hòa, Phù Ninh); việc tham mưu giải quyết đơn của một số phòng, ban chất lượng thấp, thời gian xử lý kéo dài gây bức xúc cho công dân, để công dân có đơn vượt cấp (Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Việt Trì; phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính Kế hoạch, Hội đồng bồi thường, huyện Phù Ninh).

2.2. Bộ máy quản lý tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hoạt động TTPL về KNTC tại tỉnh Phú Thọ cũng như các địa phương khác trên cả nước đều có sự tham gia của tất cả các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền cơ sở và các tổ chức có liên quan khác. Ở cấp tỉnh, chịu trách nhiệm đối với hoạt động này là HĐND, UBND tỉnh. UBND tỉnh thực hiện quản lý TTPL về KNTC thông qua Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh là các cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền cơ sở và các tổ chức có liên quan

khác. Do đó, bộ máy quản lý TTPL về KNTC được mô tả khái quát ở hình sau:

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý TTPL về KNTC trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Thông tin từ Thanh tra tỉnh Phú Thọ

Thanh tra tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND trong công tác quản lý TTPL về KNTC trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, số lượng, chất lượng cán bộ, công chức phụ trách mảng công vụ này tại Thanh tra tỉnh còn hạn chế. Cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Thực trạng nhân lực phụ trách quản lý TTPL về KNTC tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019

Năm

Phân theo trình độ chuyên môn Phân theo thâm niên công tác

Trên đại học Đại học Cao đẳng Từ 1 đến 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm 2017 0 3 0 1 2 0 2018 0 3 0 1 2 0 2019 0 3 0 1 2 0

Nguồn: Thông tin từ Thanh tra tỉnh Phú Thọ

Bảng số liệu cho thấy, phụ trách quản lý TTPL về KNTC tai Thanh tra tỉnh HDND tỉnh

UBND tỉnh

Thanh tra tỉnh Mặt trận tổ quốc tỉnh, Trung tâm Thông tin tư liệu thanh tra -Thanh tra

tỉnh Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Báo Phú Thọ, Đài PT&TH tỉnh UBND cấp Huyện, thành, thị. Các tổ chức phối hợp (TT trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư tỉnh, Hội luật gia tỉnh, Cổng giao tiếp điện

Phú thọ chỉ có 03 Thanh tra viên có trình độ đại học. Trong đó, giai đoạn 2017-2019 có 01 người có thâm niên công tác dưới 05 năm và 02 người có thâm niên công tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w