Nguyên tắc quản lý tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên địa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 40 - 41)

phương lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát các hoạt động TTPL về KNTC trên địa bàn, từng bước nâng cao tri thức pháp lý, tình cảm, ý thức chấp hành pháp luật về KNTC của các tầng lớp nhân dân; góp phần giúp pháp luật về KNTC đi vào đời sống.

Như vậy, đến nay đã có rất nhiều quan điểm về quản lý với những các diễn đạt khác nhau, nhưng tựu chung lại, quản lý được hiểu là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong môi trường biến động. Khi xét về quá trình quản lý, quản lý được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát các hoạt động của tổ chức trong môi trường biến động. (Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự, 2012)

Quản lý TTPL về KNTC trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện những mục tiêu cơ bản sau đây:

- Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tổ chức thực hiện và thi hành pháp luật về thanh tra, giải quyết KNTC, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.

- Góp phần đảm bảo pháp chế; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các lĩnh vực QLNN của các cấp, các ngành.

1.2.2. Nguyên tắc quản lý tuyên truyền pháp luật về khiếunại, tố cáo trên địa bàn tỉnh nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh

Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Căn cứ trên quy định của Luật này, luận văn xác định một số nguyên tắc của hoạt

động quản lý TTPL về KNTC trên địa bàn tỉnh như sau:

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Công tác quản lý TTPL về KNTC phải tuân thủ các quy định của nhà nước, của UBND các cấp ở địa phương trong việc tổ chức bộ máy thực hiện, tổ chức các hình thức, nội dung TTPL.

- Nguyên tắc chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực. Do mục đích, yêu cầu của công tác tuyên truyền, nhất là tính chính xác và sức lay động lan tỏa đối với các tầng lớp nhân dân, nên trong TTPL về KNTC, nói hay viết luôn phải ngắn gọn, rõ ràng, sinh động và hấp dẫn, phù hợp với quảng đại quần chúng nhân dân để mọi người dễ hiểu, dễ nhớ và làm theo.

- Nguyên tắc kịp thời, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm. Việc TTPL về KNTC không được đặt nặng tính hình thức, làm cho có, luật viết gì thì truyền đạt y nguyên như thế sẽ khiến cho những người tiếp nhận khó ghi hiểu và ghi nhớ hết được. Chính vì vậy mà những người làm tuyên truyền phải chọn lọc thông tin đảm bảo truyền đạt những thông tin có trọng tâm, trọng điểm; đồng thời phải tuyên truyền liên tục theo kế hoạch hàng năm, hàng quý, hàng tháng để hiệu quả tuyên truyền đạt được cao nhất, cũng như có thể liên tục cập nhật kiến thức pháp luật mới.

- Nguyên tắc phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương. Để TTPL về KNTC có hiệu quả, những người trực tiếp làm công tác tuyên truyền phải nghiên cứu nắm chắc đặc điểm của đối tượng theo những tiêu chí khác nhau ví dụ như về độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, tâm lý, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần nghề nghiệp. Từ đó, có kế hoạch sử dụng công cụ, phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền.

- Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội. Việc tuyên truyền phối hợp giữa các cơ sở này sẽ tạo ra sự thống nhất trong tri thức pháp luật mà người được tuyên truyền nhận được, đồng thời cũng bổ trợ cho nguyên tắc thường xuyên, liên tục trong TTPL về KNTC.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 40 - 41)