Nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý tuyên truyền pháp luật về

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 84 - 87)

truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.4.3.1. Những nguyên nhân khách quan

- Hệ thống pháp luật về truyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của nước ta còn thiếu tính đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống, chất lượng các văn bản luật chưa cao, số lượng các văn bản pháp luật của nhà nước ban hành ngày càng nhiều, lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung. Do vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai công tác TTPL về KNTC ở các địa phương.

- Tỉnh Phú Thọ có nền kinh tế chưa thật sự năng động, sản xuất nông nghiệp còn lớn, lại nhiều khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí không đồng đều. Đây cũng là một khó khăn đối với hoạt động TTPL về KNTC khi các đối tượng tuyên truyền lớn, nhưng tỷ lệ người có trình độ học vấn thấp, khiến cho khả năng tiếp nhận thông tin pháp luật của họ cũng thấp. Qua thực tế, các buổi phổ biến,

giáo dục pháp luật, có thể nhận thấy: một số người dân chưa chủ động, tích cực tham dự các buổi phổ biến, giáo dục pháp luật dành cho họ, một số người dân dù đã có mặt nhưng còn kém nhiệt tình, thiếu nghiêm túc trong lúc tham dự hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật...Điều đó nói lên rằng, một bộ phận người dân chưa thực sự tích cực, nghiêm túc học hỏi trong quá trình tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, dẫn đến suy giảm chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.

- Chế độ, chính sách cho báo cáo viên, tuyên truyền viên của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh còn thấp, chưa thực sự khuyến khích và phát huy được tiềm năng của đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động TTPL về KNTC.

2.4.3.2. Những nguyên nhân chủ quan

- Trên địa bàn tỉnh vẫn còn một bộ phận cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể, địa phương chưa dành sự quan tâm thỏa đáng đối với việc lãnh đạo công tác TTPL về KNTC. Thực tế cho thấy, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác TTPL về KNTC, nhiều lúc, nhiều nơi hầu như chỉ dừng lại ở việc ra chỉ thị, nghị quyết; còn việc nhắc nhở, kiểm tra quá trình triển khai thực hiện còn bỏ ngõ hoặc xem đây là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp. Do công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động này còn buông lỏng, chưa sâu sát, chưa thường xuyên, liên tục, bỏ quên công tác giám sát việc thực hiện nên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện.

- Sự phối hợp của một số cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể, địa phương để thực hiện công tác TTPL về KNTC có lúc còn chưa được thực hiện tốt; chưa thường xuyên, liên tục, thiếu đồng bộ, không gắn kết; chế độ thông tin, báo cáo về các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện chưa đầy đủ, kịp thời; thiếu chủ động, tích cực trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ; còn có hiện tượng dựa dẫm, ỷ lại cho các cơ quan khác... Tình trạng đó đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn về công TTPL về KNTC, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện nội dung các đề án, kế hoạch; là nguyên nhân làm suy giảm hiệu quả hoạt động TTPL về KNTC trên địa bàn tỉnh.

- Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật thiếu tính chuyên nghiệp. Nhiều người có kiến thức pháp luật hoặc có kinh nghiệm thực tiễn nhưng lại thiếu kỹ năng sư phạm. Đặc biệt, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tuy khá đông, song hầu hết đều làm kiêm nhiệm nên cách làm việc thiếu tính chuyên nghiệp cũng như thời gian cần thiết dành cho hoạt độngphổ biến, giáo dục pháp luật. Ngoài ra, trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật còn ở những mức độ khác nhau do đó còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Năng lực tài chính của địa phương dành cho TTPL về KNTC còn hạn hẹp. Cơ sở vật chất, phương tiện dành cho công tác TTPL về KNTC chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Hoạt động TTPL về KNTC được đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân sách của địa phương. Phú Thọ là một tỉnh có các nguồn thu còn gặp nhiều khó khăn, tuy HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm bổ sung, cấp kinh phí hàng năm đối với các hoạt động TTPL về KNTC nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, dàn trải, chưa đồng bộ, chưa tương xứng với vai trò của công tác này.

Công tác xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một xu thế khách quan, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội giai đoạn hiện nay nhằm huy động sức mạnh vật chất, tinh thần của toàn xã hội phục vụ công tác này, giảm bớt gánh nặng cho cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay việc xã hội hóa phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa thực hiện được.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w