Giải pháp 5: Các nhóm tăng cường ứng dụngcông nghệ thông tin trong học tập.

Một phần của tài liệu SKKN rèn kĩ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình và ứng dụng giải quyết các bài toán thực tế bằng cách lập phương trình (Trang 33 - 35)

ra ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi chất vấn. Qua đó, phát huy năng lực sử dụng công nghệ thông tin của học sinh.

Trong thời kỳ cách mạng Công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc giúp học sinh khai thác những nguồn học liệu mở trên Internet lại là một giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập, tính tự giác, đa dạng hóa các phương pháp học tập và khả năng sử dụng công nghệ thông tin cho học sinh. Ngoài thời gian học chính khóa ở trường thì giáo viên cung cấp cho học sinh các trang Web học tập tốt nhất của Việt Nam hay của nước ngoài để các em tự bổ sung kiến thức, tự học ở nhà có hiệu quả. Đa dạng hóa các hình thức học tập, có thể tận dụng ưu điểm của mạng xã hội như facebook, zalo theo nhóm lớp, gmail lớp hay sử dụng Youtube, phần mềm elearning, phần mềm zoom, phần mềm Microsoft Teams, dạy học trên truyền hình, giải Toán Violympic Toán tiếng Việt, tiếngAnh, VioEdu-Học trực tuyến cấp Tiểu học và Trung học, Đấu trường Toán học Châu Á AIMO ... để nâng cao khả năng tự học của học sinh.

Ví dụ: (LIÊN HỆ: GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG)

Trong đợt quyên góp ủng hộ, chia sẻ khó khăn với đồng bào Miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt vừa qua do trường THCS Thị trấn Yên Ninh tổ chức. Lớp 9A ngoài số tiền ủng hộ, các bạn còn quyên góp được 118 quyển sách và vở. Hỏi các bạn đã quyên góp được bao nhiêu quyển sách và bao nhiêu quyển vở? Biết rằng nếu quyên góp thêm được 2 quyển sách nữa thì số vở gấp đôi số sách.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả trên Powerpoint (khuyến khích học sinh báo cáo thuyết trình bằng tiếng Anh).

- Nhóm 2 báo cáo kết quả bài toán trên Powerpoint.

- Các nhóm khác nhận xét và có thể đặt câu hỏi chất vấn để nhóm 1 trả lời. - Nếu nhóm 2 không trả lời được thì nhóm khác trả lời hoặc giáo viên bổ sung.

* Tích hợp kiến thức môn Địa lí, hiểu biết xã hội, tin tức thời sự và lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường:

GV: Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu:

1. Nguyên nhân gây ra lũ lụt và ô nhiễm môi trường ở địa phương (do tác động của con người).

2. Vậy theo em để góp phần bảo vệ môi trường thì chúng ta cần phải làm gì?

Thông qua đó, giáo viên tích hợp kiến thức môn Địa lý và hiểu biết xã hội, cập nhật tin tức xã hội, thông qua đó giáo dục học sinh biết yêu thương giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xã hội như quét dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, tuyên truyền và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Khuyến khích học sinh báo cáo bằng Pơwerpoin, khuyến khích học sinh khai thác những nguồn học liệu mở trên Internet nhằm nâng cao ý thức tự giác, tìm tòi sáng tạo và khả năng sử dụng CNTT cho học sinh.

Một phần của tài liệu SKKN rèn kĩ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình và ứng dụng giải quyết các bài toán thực tế bằng cách lập phương trình (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w