6. Xác lập và khởi đầu dự án
6.5.1 Nghiên cứu tiền khả thi
Việc phác thảo giải pháp và nghiên cứu tính khả thi được thực hiện ngay từ giai đoạn sớm vì nó cần thiết cho cả nhóm người sử dụng và nhà phát triển hệ thống. Đối với người sử dụng cần biết hệ thống mới sẽ ra sao, giải pháp có triển vọng hay không để đầu tư và yên tâm với đối tác xây dựng. Mặt khác đối với bên phát triển cần xác định sớm để vạch kế hoạch và dự trù mức đầu tư, chuẩn bị vật tư trang thiết bị.
Công việc của nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
Các câu hỏi cần giải đáp: Thoả mãn các yêu cầu bên chủ đầu tư hay không? : Thường các yêu cầu này được đưa ra dưới các dạng câu hỏi cốt yếu - TOR (Term of references) mà nhà phân tích cần phải trả lời: Có cần thực hiện điều đó không? Điều tiếp theo cần làm là gì? Cần bao nhiêu lâu để làm được điều đó? Giá cả, chi phí cho dự án là bao nhiêu? Có lợi nhuận và khó khăn gì?
Các bước cần tuân thủ để giải đáp các yêu cầu trên: Xác định cần làm gì để nhận được các yêu cầu từ tổ chức, người sử dụng và HTTT?. Xác định mức độ bài toán cần giải quyết có xem xét đến các vấn đề riêng của tổ chức.
Xác định được những người sử dụng có công việc sẽ thay đổi sau khi hệ thống được phát triển. Có 4 nhóm người sử dụng ở các mức: Người sử dụng ở mức vận hành, người sử dụng ở mức giám sát, người sử dụng ở mức quản lý và người sử dụng ở mức chuyên nghiệp.
Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi về những điều đã phát hiện từ quan sát ban đầu để có được cái nhìn tổng quát từ các phương tiện khác nhau tạo cơ sở vữngvàng cho pha tiếp theo.
Các câu hỏi cần giải đáp về tính khả thi:
Định hướng giải quyết, thực hiện như thế nào?.
Dự trù về thiết bị: Cần đưa ra các chủng loại, tính năng, giá cả, thời gian cung cấp vì thiết bị thường đáp ứng chậm và vì vậy chúng thường phải dự trù sớm.