Thiết kế chương trình

Một phần của tài liệu Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp (nghề lập trình máy tính) (Trang 113 - 115)

5.1 Tổng quan thiết kế chương trình

Thiết kế các mô đun chương trình là công việc chính của giai đoạn thiết kế chi tiết. Trong kết quả phân tích thiết kế đến nay ta đã có BLD của hệ thống diễn tả các chức năng xử lý logic của hệ thống đồng thời liên quan thừa kế dữ liệu, còn chương trình là liên quan điều khiển cơ sở dữ liệu đã thiết kế ở phần trên.

Ngoài ra các chức năng khác cũng cần được thể hiện trong thiết kế chương trình như sau :

 Chức năng đối thoại

 Chức năng xử lí lỗi

 Chức năng xử lí vào/ ra

 Chức năng tra cứu CSDL

 Chức năng Mô đun điều hành

Chú ý rằng trong phần này ta quan tâm thiết kế nội dung chương trình mà không phải viết chương trình cụ thể, vì nhiệm vụ này là của người lập trình viên. Người lập trình khi có bản thiết kế trong tay không nhất thiết phải hiểu cả hệ thống mà lập trình theo thiết kế được giao.

Nội dung chủ yếu trong giai đoạn này

 Xác định cấu trúc tổng quát của hệ thống chương trình SỬ DỤNG Klượng 5000 VẬT TƯ Klượng 2000 PHÂN XƯỞNG Klượng 100 Q2/1 Q2/2 Q3/1 Q1 Q3/2

 Phân định các Mô đun chương trình.

 Xác định mối liên quan giữa các mô đun đó thông qua lời gọi và các thông tin trao đổi

 Đặc tả các mô đun chương trình

 Gộp các mô đun thành chương trình (mô đun tải)

 Thiết kế các mẫu thử hệ thống

5.2 Mô đun chương trình Định nghĩa Định nghĩa

Mô đun chương trình trong các lược đồ cấu trúc có thể hiểu dưới các dạng sau :

 là chương trình con dạng phổ biến Procedure, Function, Subroutine...

 là cụm câu lệnh trong chương trình không có chương trình con

 hoặc là những nhóm mô đun chương trình (phương thức) tập hợp xung quanh một cấu trúc dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng có dùng các UNIT, CLASS, OBJECT

Các thuộc tính của mô đun chương trình

Mỗi mô đun chương trình bao gồm 4 thuộc tính cơ bản xác định bản chất của mô đun. Các thuộc tính này nằm trong 2 đặc trưng là đặc trưng trong và đặc trưng ngoài. Các thuộc tính của mô đun:

 Vào/ra của mô đun: thông tin vào từ CT gọi nó, thông tin ra trả lại cho CT gọi

 Chức năng: hàm biến đổi từ cái vào thành cái ra

 Cơ chế: Phương thức cụ thể để thực hiện chức năng biến đổi trên

 Dữ liệu cục bộ : Các biến nhớ, hay cấu trúc dữ liệu cục bộ dùng riêng cho nó Đặc trưng ngoài bao gồm các thuộc tính vào/ra và chức năng. Đặc trưng ngoài diễn tả tổng quát về mô đun có nghĩa là cái vào của mô đun là gì?, mô đun này làm gì ?, và đầu ra của mô đun là gì?. Người sử dụng các mô đun chỉ cần biết đặc trưng này để gọi thực hiện.

Đặc trưng trong bao gồm các thuộc tính cơ chế và dữ liệu cục bộ. Đặc trưng trong diễn tả chi tiết về mô đun, nó thể mô đun này làm việc như thế nào và các dữ liệu cục bộ bên trong mô đun. Đặc trưng trong thể hiện sự cài đặt của mô đun đó

Việc tách đặc trưng ngoài và đặc trưng trong để tạo độc lập cho sự cài đặt mô đun đối với những mô đun ngoài nó.

Các loại chương trình thường có trong hệ thống quản lý

 Chương trình đơn chọn (menu program)

 Chương trình nhập dữ liệu (data entry program)

 Chương trình biên tập kiểm tra dữ liệu vào (edit program)

 Chương trình cập nhật dữ liệu (update program)

 Chương trình hiển thị, tra cứu (display or inquiry program)

 Chương trình tính toán (compute program)

5.3 Thiết kế cấu trúc

Thiết kế có cấu trúc là phương pháp tiến hành phân định các mô đun theo kiểu trên xuống và làm mịn dần từng bước nó phản ánh lập trình có cấu trúc. Tuy nhiên có khác biệt trong lập trình có cấu trúc là hướng tới các phương tiện của ngôn ngữ lập trình (mịn dần).

Lập trình có cấu trúc

 Mức trên viết CT bằng ngôn ngữ lập trình có xen thêm ngôn ngữ giả trình thay cho lời gọi sau này. Như vậy tại một bước nào đó mỗi mô đun đã được đặc tả

 Lập trình có cấu trúc mịn dần nhưng không chỉ rõ phương pháp mịn dần như thế nào không có hướng dẫn từ mức này xuống mức kia

Thiết kế có cấu trúc:

 Phân định modun về logic

 Chỉ mô tả như những cái vào/ ra, chuyển giao dữ liệu, chứ nội dung chưa được đề cập.

 Có hướng dẫn các phân định và ý nghĩa của từng mô đun

Một phần của tài liệu Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp (nghề lập trình máy tính) (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)