dụng của CNTT
4.1 Giới thiệu về tích hợp ứng dụng
Việc tập trung ngày càng nhiều vào tích hợp sản phẩm và dữ liệu là nhằm giảm bớt những thách thức mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt hằng ngày. Đó chính là việc phải quản lý các thông tin lưu trữ tại nhiều nguồn dữ liệu, sử dụng nhiều sản phẩm của các nhà cung cấp phần mềm, và xây dựng các ứng dụng mới để đáp ứng nhu cầu kinh doanh có liên quan của doanh nghiệp. Việc tích hợp các ứng dụng phần mềm thành một hệ thống, mang tính khoa học, hiệu quả, đơn giản, tiện dụng và xuyên suốt trong quá trình hoạt động là một việc rất cần thiết và cấp bách trong việc ứng dụng CNTT hiện nay
Khái niệm Tích hợp hệ thống
Tích hợp hệ thống- System Intergration – đã trở thành một thuật ngữ thông dụng và rất thường được sử dụng trong các đề án CNTT. Nói một cách đơn giản, đó là sự kết hợp các thành phần đơn lẻ thành một hệ thống thuần nhất. Trong CNTT việc tích hợp hệ thống rất đa dạng và được tích hợp ở nhiểu mức khác nhau như: tích hợp hệ thống máy chủ, hệ thống mạng, phần mềm ứng dụng… Tích hợp hệ thống ngày càng trở nên quan trọng đối với các cơ quan, doanh nghiệp vì nó đảm bảo cho : -
Khả năng bảo toàn đầu tư trên cơ sở tích hợp các cơ sở hạ tầng đã có. - Khả năng ứng dụng, tích hợp được nhiều giải pháp trên cơ sở các các hãng khác nhau. - Khả năng phân cấp hệ thống, phân giai đoạn ứng dụng công nghệ.
Các thách thức cho việc tích hợp hệ thống
Hệ thống thông tin quá đa dạng về platform từ các mức thấp như máy chủ, máy trạm tới các mức cao hơn như HĐH, hệ thống các ứng dụng . · Công nghệ, sản phẩm và giải pháp thay đổi nhanh chóng khiến cho nhiều hệ thống chưa kịp khai thác đã trở nên lạc hậu · Hệ thống mới được tích hợp ở mức thấp, thiếu thiết kế tổng thể và lâu dài. Thiếu tư vấn về phát triển hệ thống. · Đội ngũ làm dịch vụ tích hợp chưa chuyên nghiệp
Các lợi ích của việc tích hợp hệ thống
Thiết kế hệ thống mạng tiện ích, an toàn và hiệu quả về chi phí, dễ điều hành.
Thiết lập hệ thống truy cập email, Internet giúp doanh nghiệp trao đổi thông tin hiệu quả, an toàn
Giúp doanh nghiệp máy tính hoá công việc, nâng cao khả năng hoạt động bằng các công cụ như Microsoft Office và các giải pháp phần mềm tác nghiệp hiệu quả...
Tích hợp thư điện tử, quản lý tài liệu và hệ thống kiến thức văn phòng.
4.2 Một số ứng dụng và giải pháp tích hợp Cổng thông tin HTAPortal Cổng thông tin HTAPortal
Khi nhu cầu tìm kiếm và khai thác thông tin ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp thì khái niệm web portal đã được phát triển và trở thành bước phát triển kế tiếp của dịch vụ web. Trong quá trình làm việc, tìm hiểu và tiếp cận với các sản phẩm portal framework nổi tiếng, nhóm lập trình HTA đã mạnh dạn đề xuất và phát triển một portal framework dựa trên nền tảng của hệ thống mã nguồn mở uPortal. Đó là hệ thống HTAPortal.
Các cải tiến được đề xuất với mong muốn tạo ra được một portal framework có tính linh động hơn trong việc xây dựng các web portal, và không chỉ phục vụ cho môi trường giáo dục như uPortal, mà còn có thể dễ dàng phục vụ cho các lĩnh vực thông tin khác.
Với các chức năng cơ bản bao gồm: Chức năng tìm kiếm, dịch vụ danh mục thông tin (Directory Service), kênh thông tin, tích hợp các ứng dụng trực tuyến (thư điện tử, chating, lịch làm việc cá nhân, và các dịch vụ khác), và khả năng cá nhân hóa ... như các portal framework khác, HTAPortal thực sự trở thành một portal framework đa lĩnh vực nhờ những cải tiến so với uPortal bao gồm:
Các cải tiến ngay trong các module mã nguồn mở, bao gồm các module: cung cấp các nguồn tài nguyên, thông tin và dịch vụ nội trú, ngoại trú, module quản lý tổng thể các nguồn tài nguyên, thông tin và dịch vụ, module quản lý các kênh thông tin.
Xây dựng khái niệm Registration Server: Với HTAPortal thì hệ thống đăng ký dịch vụ (Registration service) đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn so với uPortal. Mục tiêu của hệ thống đăng ký dịch vụ là trở thành một Server đăng ký dịch vụ chuyên trách cho HTAPortal. Về bản chất Registration Server chính là một Web Service Engine làm nhiệm vụ cung
cấp đầu vào cho tất cả những yêu cầu đăng ký, tìm kiếm, và các yêu cầu dịch vụ. Bao gồm các chức năng sau:
1. Chức năng đăng ký/hủy đăng ký dịch vụ.
2. Chức năng tìm kiếm, liệt kê, sửa đổi dịch vụ và yêu cầu dịch vụ. 3. Chức năng kiểm định dịch vụ.
Những chức năng trên đều được thi công như những Web Service và cho phép yêu cầu từ bất kỳ một client nào dựa trên các chuẩn giao tiếp. Vì việc giao tiếp giữa các service là dựa trên các chuẩn được hỗ trợ bởi tất cả các enterprise architecture như: XML-RPC, SOAP, WSDL và WSI, nên việc tích hợp các hệ thống thông tin sẽ trở nên đơn giản hơn. Độc lập với mọi nền tảng trong việc gắn kết thông tin mà
HTAPortal đem lại. Nhờ khả năng của Registration Service, HTAServer sử dụng các dịch vụ giống như là một dịch vụ trên máy cục bộ, đây chính là tính độc lập vị trí mà HTAPortal có được.
Hệ thống COSA
Các dịch vụ mà hệ thống COSA cung cấp hoàn toàn dựa trên các sản phẩm mã nguồn mở nổi tiếng trên thế giới đã được rất nhiều tổ chức sử dụng và phát triển. Sản phẩm này đã được tích hợp và đóng gói thành một giải pháp tổng thể cho một ISP. Ngoài các dịch vụ cơ bản mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây hệ thống còn tích hợp các ứng dụng khác như hệ thống web mail, hệ thống tính cước online, hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu MySQL qua web và chương trình quản trị theo dõi hoạt động mạng.
Sản phẩm này đã được hợp chuẩn và được triển khai tại một số đơn vị lớn như CDIT, Văn phòng TCT và tới đây hệ thống sẽ được triển khai tại 61 tỉnh, thành trên phạm vi toàn quốc.
Cấu trúc hệ thống
Mạng cung cấp các dịch vụ bao gồm các máy chủ DNS, Web, FTP, Email.
Mạng có các máy chủ Ldap lưu trữ các thông tin về người dùng và các thông tin cấu hình khác
Mạng có các máy chủ Proxy nhằm tập trung và hỗ trợ các máy trong mạng Lan sử dụng Internet
Mạng Lan bao gồm các máy làm việc của nhân viên trong công ty
Các trạm làm việc của quản trị mạng có thể đặt trong mạng Lan hoặc trong một mạng tách rời tùy theo yêu cầu về quản trị mạng.
Các tính năng
Cung cấp toàn bộ các dịch vụ mạng Internet/Intranet với công nghệ hiện đại
Tổ chức hệ thống thư điện tử cung cấp các công cụ gửi nhận và lưu trữ thư
Dịch vụ DNS cho phép cung cấp và quản lý tên miền trên Internet
Cho phép truyền tải dữ liệu qua mạng thông qua giao thức FTP
Cung cấp khả năng lưu trữ thông tin và phát triển các ứng dụng doanh nghiệp qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Dịch vụ quản lý truy nhập từ xa với hệ thống chăm sóc khách hàng
Quản lý thống nhất toàn bộ các dịch vụ qua một giao diện cho phép quản trị từ xa qua web
Là giải pháp phần mềm chuyên dùng trong lĩnh vực xây dựng hệ thống cung cấp các dịch vụ mạng Intranet/Internet cho các doanh nghiệp
Là giải pháp có thể ứng dụng trong nhiều ngành, cụ thể là: Triển khai cho ISP (Internet Service Provider); triển khai cho hệ thống mạng cục bộ của các doanh nghiệp các tổ chức, trung tâm...
Phù hợp vớí mô hình mạng Intranet của các đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực như trường học, ngân hàng...
Cấu trúc phần mềm
CÂU HỎI CÂU 1: Hãy nêu các kỹ thuật phân tích kinh doanh
CÂU 2: Hãy nêu phân tích các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
CÂU 3: Hãy nêu kỹ thuật quản lí kế toán
Bài 6 :PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP
MÃ BÀI: ITPRG04.6
Trong chương đầu chúng ta đã giới thiệu, phân tích và thiết kế là hai quá trình độc lập. Tuy nhiên trên thực tế sự phát triển của hai pha này cũng gắn bó chặt chẽ với nhau và người ta không thể nói khi pha phân tích kết thúc, pha thiết kế mới bắt đầu. Chẳng hạn các ý tưởng thiết kế thường hình thành trong suốt quá trình chuẩn bị dữ liệu, các biểu đồ phân cấp chức năng BPC, biểu đồ luồng dữ liệu - BLD, mô hình thực thể liên kết E-R, từ điển dữ liệu và các kỹ thuật của quá trình xử lý, yêu cầu người dùng, v.v...
Trong chương này gồm các nội dung: Thiết kế tổng thể, thiết kế giao diện và thiết kế kiểm soát. Phần thiết kế chi tiết được trình bày ở chương sau