1. Lập lược đồ dữ liệu với mô hình thực thể liên kết
1.3 Liên kết và kiểu liên kết
Liên kết
Là sự kết nối có ý nghĩa giữa hai hay nhiều thực thể phản ánh một sự ràng buộc về quản lí.
Thí dụ: Ông Nguyễn Văn An làm việc ở phòng tài vụ, Hoá đơn số 50 gửi cho khách hàng Lê Văn ích; Sinh viên Trần tĩnh Mịch thuôc lớp Tin
Kiểu liên kết Tài khoản Khách hàng Nhà cung cấp Mặt hàng là thực thể đối tượng cụ thể
Khoa công nghệ thông tin
Nghành xử lý nước thải là thực thể đối tượng cụ thể
Là tập các liên kết cùng bản chất. Các kiểu thực thể có thể tồn tại nhiều mối liên kết, mỗi mối liên kết xác định một tên duy nhất.
Biểu diễn các liên kết bằng đoạn thẳng nối giữa hai kiểu thực thể.
Các dạng kiểu liên kết
Giả sử ta có các thực thể A,B, C, D... Kiểu liên kết là sự xác định có bao nhiêu thể hiện của kiểu thực thể này có thể kết hợp với bao nhiêu thể hiện của thực thể kia.
Liên kết một-một (1-1) giữa hai kiểu thực thể A, B là ứng với một thực thể trong A có một thực thể trong B và ngược lại. Liên kết này còn gọi là liên kết tầm thường và ít xảy ra trong thực tế. Thông thường liên kết này mang đặc trưng bảo mật hoặc cần tách bạch một kiểu thực thể phức tạp thành các kiểu thực thể nhỏ hơn, chẳng hạn một chiến dịch quảng cáo (phát động) cho một dự án, một số báo danh (ứng với một môn thi) có một số phách.
Liên kết một - nhiều (1-N) giữa hai kiểu thực thể A, B là ứng với một thực thể trong A có nhiều thực thể trong B và ngược lại ứng với một thực thể trong B chỉ có một thực thể trong A.
Liên kết này biểu diễn kết bằng đoạn thẳng giữa hai kiểu thực thể và thêm trạc 3 (hay còn gọi chân gà) về phía nhiều.
Thí dụ: Một lớp có nhiều sinh viên (sinh viên thuộc vào một lớp). Một khách hàng có nhiều tài khoản (tài khoản thuộc về một khách hàng).
Liên kết nhiều - nhiều (N-N) giữa hai kiểu thực thể A, B là ứng với một thực thể trong A có nhiều thực thể trong B và ngược lại ứng với một thực thể trong B có nhiều thực thể trong A. Biểu diễn liên kết này bằng ba trạc (chân gà) ở cả hai phía.
Liên kết nhiều nhiều rất khó cài đặt trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẵn có. Để dễ biểu diễn người ta dùng phương pháp thực thể hoá bằng cách bổ sung thực thể trung gian để biến đổi liên kết nhiều - nhiều thành hai liên kết một - nhiều
Phát động Dự án BD,môn Số Phách Môn, 1-1 1-1 Khách hàng 1-N LỚP SINH VIÊN 1-N Tài Khoản A N-N B MẶT HÀNG N-N NHÀ CUNG CẤP
Ở đây A/B là thực thể trung gian giữa A và B, MH/NCC là kiểu thực thể trung gian giữa kiểu thực thể "Mặt hàng" và "Nhà cung cấp"
Liên kết nhiều bên (nhiều phía): Một kiểu thực thể có thể liên kết với nhiều kiểu thực thể. Liên kết này cũng biểu diễn dưới dạng một thực thể trung gian.
Thí dụ: Liên kết các kiểu thực thể trong hệ thống lập thời khoá biểu. Giữa các thực thể giáo viên, lớp, phòng học và tiết học có liên kết nhiều- nhiều và chúng được thực thể hoá bằng thực thể trung gian là “Thời khoá biểu” để có được mô hình E-R trong hình 3.3. Ta có thể tự kiểm tra điều này qua ý nghĩa của các thuộc tính và quan hệ của nó.