Thiết kế tổng thể

Một phần của tài liệu Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp (nghề lập trình máy tính) (Trang 100 - 104)

2.1 Phân định hệ thống làm máy tính và hệ thống thủ công

Phân định hệ thống máy tính/thủ công nhằm nhằm mục đích đưa ra các nhiệm vụ cho giai đoạn cài đặt. Phân định này tách rời giữa chức năng xử lý và dữ liệu. Đối với xử lý nhà phân tích sử dụng biểu đồ BLD ở giai đoạn phân tích để xem xét , đối với dữ liệu sử dụng lược đồ cấu trúc dữ liệu hoặc mô hình thực thể liên kết E-R để xác định.

a. Đối với chức năng xử lý: BLD ở một mức nào đó, kết quả vẫn là BLD nhưng có thêm ranh giới giữa máy tính và thủ công. Trên hình vẽ của biểu đồ được phân định bằng các đường nét đứt đoạn “....”. Các vùng được phân định có thể không liên thông.

Ví dụ trong biểu đồ ta nhìn thấy dáng điệu sau

Về phân định các chức năng xử lý có thể phân định nhờ phương pháp dồn và sắp xếp các chức năng theo nguyên tắc

 Dồn về hẳn một bên các chức năng thực hiện bằng máy tính, điều đó khá dễ

 Nếu trong trường hợp các chức năng không nghiêng hẳn về một bên ta tiếp tục phân rã tiếp sao cho sau khi phân rã có sự phân biệt rõ ràng giữa Máy tính và thủ công

Thí dụ: Trong hệ thống cung ứng vật tư, giao diện giữa người cung ứng vật tư và khách hàng có những việc thực hiện tự động hoá bằng máy tinh. Tuy nhiên có những việc thực hiện thuần tuý bằng thủ công mà không thể thay thế bằng máy tính đưọc. Chức năng đối chiếu cũng tương tự như vậy. Bởi vậy các chức năng đó được phân rã tách thành các chức năng chi tiết hơn để có thể tách rời các phần MT/TC Một số chú ý :

 Việc phân định các chức năng MT/TC đôi khi dẫn đến sự nhầm lẫn giũa hệ thống thông tin và hệ tác nghiệp. Thực chất ta đang xét MT/TC ngay trong hệ thống thông tin

 Trong một chức năng đôi khi có những phần vừa máy tính vừa thủ công, cái khó là làm sao ta có thể tách chúng ra được mà vẫn giữ nguyên được hình dáng biểu đồ của hệ thống.

 Việc tách phần MT/TC nhằm gợi ý cho người thiết kế chú ý đến thiết kế giao diện người dùng tại biên giới MT/TC

Máy tính Thủ công Hoặc Thủ công Máy tính Máy tính Máy tính

 Đối với các hệ thống dùng phương thức trực tuyến thì phần làm bằng máy tính sẽ là chủ yếu. Phần thực hiện thủ công chỉ mang tính theo dõi kiểm tra Thí dụ: Giả sử trong chức năng chọn người cung cấp và thoả thuận hợp đồng ta nhận thấy chức năng 3.1 và 3.2 ở biểu đồ chưa xác định được rõ ràng phần thủ công và máy tính nên cần phân rã tiếp để phát hiện các chức năng thủ công một cách rõ ràng.

Hình 4.2 chức năng 3.1 phân rã thành 3.1.1, 3.1.2, và 3.1.3 trong đó 3.1.1 thực hiện bằng thủ công. Tương tự 3.2 phân rã thành 3.2.1, 3.2.2, và 3.2.3 trong đó 3.2.1 thực hiện bằng thủ công. Sau khi dồn 3.11 và 3.2.1. về một phía ta xác định được ranh giới giữa thủ công và máy tính.

3.1 Chọn người cung cấp 3.2 Thoả thuận HĐ cung cấp Hợp đồng CC MH cung cấp Ng cung cấp người cung cấp được chọn Người cung cấp mới y/c cung cấp Ng cung cấp HĐ mới về người cung cấp Thươn g lượng HĐ TT chà o hàn Y/c về TT ccấp

b) Phân định đối với các kho dữ liệu:

Đối với kho dữ liệu trong BLD khi chuyển sang thực hiện bằng máy tính được biến thành các kiểu thực thể, kiểu liên kết và sau đó khi cài đặt nó chính là các file dữ liệu. Các kho dữ liệu cần phải so sánh lại với biểu đồ cấu trúc dữ liệu BCễuem đã có mặt trong BCD chưa. Với kho dữ liệu nếu thực hiện bằng thủ công chẳng hạn như hồ sơ tài liệu, thì cần loại ra khỏi BCD.

Một vấn đề ứng dụng thực tiễn là sau khi chúng ta đã có BCD với các quan hệ dạng chuẩn nhưng đôi khi ta phải thêm vào một thực thể hay một liên kết vào BCD để thuận tiện cho việc cài đặt, chẳng hạn như bảng giá, catalog cung cấp, số hiệu đơn hàng, các danh mục thể hiện giữa mã và giá trị của nó, v. v...

c. Chọn lựa phương thức và cách sử dụng máy tính:

Các phương thức thể hiện đối với hệ thống có thể là hệ thông mở, hệ thống trực tuyến hoặc xử lý theo lô. Mỗi một phương thức quyết định sử dụng đều phải dựa vào cơ cấu tổ chức, khả năng kinh tế và hình thức kinh doanh.

2.2 Phân định các hệ thống con MT

Các HTTT, đặc biệt là các hệ thống lớn và phức tạp cần phải được phân thành các hệ thống con sao cho làm đơn giản hoá hệ thống và có thể giao cho các nhóm nhỏ thực hiện một nhiệm vụ độc lập. Hệ thống con thực chất là một bộ riêng lẻ chương

Thương lượng HĐ HĐ cung cấp Ng ccấp MH Ng cung cấp 3.1.3 Đưa ra các chi tiết về Nccấp 3.2.2 Ghi nhận Nccấp mới 3.2.3 Ghi nhận HĐ mới 3.1.2 Xđịnh các HĐ còn hạn 3.2.1 Thương lượng ccấp mới 3.1.1 Tìm Nccấp thích hợp Người cung cấp Người cung cấp được chọn

Chà o hàng HĐ mới Y/c về TT bán hàng

trình có cấu trúc. HT có thể phân theo nguyên tắc khác nhau nhưng kiến trúc nhận được có chung dạng phân cấp như sau

Lẽ thường, nguyên tắc phân định không nhất thiết chỉ căn cứ vào chức năng thuần tuý mà có thể dựa vào các căn cứ sau:

Các căn cứ để phân định:

 Căn cứ theo thực thể: gom tụ những chức năng xung quanh một kiểu thực thể hay một nhóm kiểu thực thể để tạo ra hệ thống con. Ví dụ như với thực thể khách hàng ta có hệ thống con khách hàng và với vật tư ta có tương ứng hệ thống con quản lý kho vật tư.

 Căn cứ theo giao dịch: Các thông tin về nghiệp vụ khi xuất hiện sẽ khởi động một loạt chức năng để cập nhật thông tin. Các chức năng này tạo thành các hệ thống con tương ứng. Ví dụ : Đơn hàng là một trong những dữ liệu có được từ giao dịch bán hàng, do vậy gom các chức năng được khởi động bởi giao dịch đó vào một nhóm ta được hệ thống con quản lý bán hàng. Dựa vào phương pháp lan truyền đối với các luồng dữ liệu xuất phát từ thông tin vào khởi động bằng sự giao dịch để xác định ranh giới của các hệ thống con.

 Căn cứ theo thông tin biến đổi: Nếu nhận thấy trong BLD có một khu vực tập trung xử lí thông tin chủ yếu thì gom những chức năng này lại, "nhấc lên" kéo theo những gì liên quan đến thông tin biến đổi này. Ví dụ ta có hệ thống con tính lương:là do khi cần tính luơng sẽ kéo theo những dữ liệu đầu vào như cấp bậc, thâm niên, đồng thời đối với đầu ra sẽ bảng lương chi tiết, bảng

tổng hợp lương,...

 Căn cứ theo tính thiết thực: Thực tiễn của hệ thống là thước đo hiệu suất của thiết kế hệ thống, nó thoả mãn được yêu cầu người dùng với khả năng hạn chế về kỹ thuật, con người, kinh tế và môi trường cho phép. Chẳng hạn tính thiết thực dựa vào:  Cấu trúc nghiệp vụ của cơ quan mà hệ thống sẽ được triển khai.  Vị trí của các cơ sở trong tổ chức để có các hệ thống con phù hợp cho tính chất xử lý cục bộ của nó và khả năng hạn chế về khoảng cách truyền thông. HT HT HTcon 1 HTcon 2 HTcon n CT1 CT1 CT1 ... ... ... ...

 Sự tồn tại của phần cứng nhằm hạn chế đầu tư các thiết bị không hiệu quả.

 Trình độ đội ngũ của cán bộ nhân viên thừa hành để xây dựng hệ thống con với khả năng giao diện thích hợp và mức độ phức tạp khác nhau của hệ thống.

 Trách nhiệm công tác, thường là quyền ưu tiên truy cập vào dữ liệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp (nghề lập trình máy tính) (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)