Thành lập biểu đồ BCD dựa vào mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ

Một phần của tài liệu Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp (nghề lập trình máy tính) (Trang 82 - 87)

2. Lập lược đồ xử lý dữ liệu với mô hình quan hệ

2.4 Thành lập biểu đồ BCD dựa vào mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ

Để thành lập biểu đồ BCD ta chia thành 4 bước:

Bước 1

Thành lập danh sách các thuộc tính ( danh sách xuất phát)

Xuất phát từ những " điểm" khác nhau để dẫn đến có nhiều nguồn thông tin cung cấp danh sách các thuộc tính

 Danh sách những thông tin cơ bản : thông tin vốn có cần cho quản lý, các thông tin từ nguồn vào, các thông tin lấy từ các giao dịch

 Thông tin xuất phát từ một số tài liệu xuất ra của các hệ thống, và lựa chọn ra các tiêu thức của thông tin vì cái đầu ra thường suy ra cái cần phải có.

Bước 2

Tu chỉnh lại danh sách ở trên bằng cách:

 Loại bỏ các thuộc tính đồng nghĩa : Năm sinh và tuổi,

 Loại bỏ các thuộc tính tính toán: thành tiền = đơn giá * soluong

 Loại bỏ các thuộc tính tích luỹ mà thực chất cũng từ thuộc tính tính toán : số hàng tồn kho = Tồn kỳ trước +  nhập -  xuất

 Thay thế các thuộc tính không đơn bởi các thuộc tính đơn.

Lưu ý rằng vì đây là giai đoạn lôgic chỉ tính đến đầy đủ và hợp lý chưa nói đến tiện lợi, nên ở giai đoạn thiết kế sau có thể ta lại bổ sung thêm thuộc tính này

Bước 3

Tìm các phụ thuộc hàm có trong danh sách nói trên. Việc xác định các phụ thuộc hàm thực chất phải dựa vào ý nghĩa trên thực tế.

 Rà từng cặp thuộc tính trong những danh sách trên, hoặc máy móc và đơn giản hơn là lập bảng 2 chiều.

 Tìm các phụ thuộc hàm vế phải không đơn ( gồm nhiều thuộc tính)

Bước 4

 Thực tế có một số phương pháp chuẩn hóa: Phân rã hay tổng hợp, phương pháp phủ tối thiểu, đồ thị như đã biết trong lý thuyết cơ sở dữ liệu.

 Về lý thuyết cơ sở dữ liệu đã trình bày thuật toán chuẩn hóa. Ở đây ta đưa ra kỹ thuật ứng dụng cho các vấn đề mang tính thực tiễn mà không chứng minh đầy đủ. Phương pháp sử dụng là phân rã một quan hệ thành các quan hệ ở dạng chuẩn 3.

 Cách tiến hành chuẩn hoá : Thực hiện chuẩn hóa liên tiép theo thứ tự từ danh sách các thuộc tính bất kỳ đưa về dạng chuẩn 1, rồi đến dạng chuẩn 2, chuẩn 3

Ban đầu ta coi tất cả các thuộc tính nằm trong một quan hệ rồi tiến hành phân rã quan hệ này

i) Dạng 1NF: Loại bỏ các thuộc tính tính toán, tích luỹ, đồng nghĩa. Tiến hành tách nhóm các thuộc tính lặp trong danh sách

 Phần còn lại danh sách có thể tạo thành một quan hệ mới, tìm khoá cho nó

 Phần tách ra cộng thêm khoá trên lập thành quan hệ, tìm khoá

ii) Dạng 2NF: Loại bỏ phụ thuộc hàm bộ phận vào khoá chính bằng cách tách phần phụ thuộc ra cộng với bộ phận của khoá nói trên (thông thường khoá là khoá của bộ phận nói trên) để tạo ra các quan hệ mới. Phần còn lại vẫn giữ nguyên quan hệ cũ với khoá cũ của nó.

iii) Dạng 3NF: Loại bỏ phụ thuộc hàm vào thuộc tính không khoá bằng cách tách những phụ thuộc hàm không có khoá tham gia, phần tách ra cộng với các thuộc tính ở vế trái (khoá) tạo thành quan hệ mới. Hay nói khác đi là tách các nhóm thuộc tính phụ thuộc hàm vào thuộc tính không phải là khoá (có nghĩa là phụ thuộc hàm bắc cầu vào khoá chính), nhóm tách ra là một quan hệ có khóa mới và phần còn lại tạo thành quan hệ với khoá cũ.

Bước 5

Lặp lại các bước từ 1-4 trên các danh sách xuất phát khác ta có tập lược đồ quan hệ phân biệt rời nhau. Tuy nhiên nếu phát hiện trong tập lược đồ dữ liệu có cùng một kiểu thực thể từ các danh sách xuất phát khác nhau thì có thể gộp lại. Khi gộp lại có thể xuất hiện phụ thuộc hàm bắc cầu cho nên khi gộp xong phải tiếp tục cho chuẩn hoá quan hệ vừa gộp lại.

Chú ý rằng trong luợc đồ dữ liệu chỉ giữ lại những liên kết 1 - nhiều cần thiết để làm các đường truy nhập vì các liên kết nhiều - nhiều được tách ra, 1-nhiều, các liên kết 1 - 1 rất ít sử dụng.

Sau khi phân tích có tập biểu đồ trên ta cần so sánh các phương pháp để xem có sai sót gì không? và để chỉnh lý kịp thời. Một tiêu chuẩn dễ nhận thấy để đánh giá là tính hợp lý và tính logic của các biểu đồ nó phản ánh mối liên hệ giữa các biểu đồ.

Ví dụ: Xét các thông tin trên tờ hoá đơn bán hàng và lập bảng chuẩn hoá sau trong hình 3.4. Với danh sách tập thuộc tính, cần phát hiện:

Các thuộc tính đơn : SH-Đơn, SH-NCC, Tên-NCC, Đ/C-NCC, Ngày- ĐH, Tổng cộng. Các thuộc tính lặp : Mã-MH, Mô tả-MH, Đơn vị tính, Đơn giá, Số lượng đặt, Thành tiền. Các thuộc tính Thành tiền, Tổng cộng là các thuộc tính tính toán bị loại bỏ.

Các phụ thuộc hàm trong danh sách thuộc được phát hiện và các bước chuẩn hoá được thực hiện theo hình 3.4 . Cuối cùng ta có 4 quan hệ ở dạng chuẩn3 ứng tập lược đồ với 4 quan hệ : Đơn hàng (SH-Đơn , SH-NCC, Ngày- ĐH)

Nguời CCap (SH-NCC , Tên-NCC, Đ/C-NCC) Dòng dơn (SH-Đơn, Mã-MH, Số lượng đặt )

Mặt hàng ( Mã-MH, Mô tả-MH , Đơn vị tính, Đơn giá) Danh sách các thuộc

tính Dạng 1NF Dạng 2NF Dạng 3NF SH- Đơn SH- Đơn SH- Đơn SH- Đơn SH-NCC SH-NCC SH-NCC

bắc SH-NCC Tên-NCC Tên-NCC Tên-NCC

cầu Ngày-ĐH Đ/C-NCC Đ/C-NCC Đ/C-NCC

Ngày-ĐH Ngày-ĐH Ngày-ĐH SH-NCC

Mã-MH Tên-NCC

Mô tả-MH SH- Đơn SH- Đơn Đ/C-NCC Đơn vị tính lặp Mã-MH Mã-MH

Đơn giá Mô tả-MH

bộ Số lượng đặt SH- Đơn Số lượng đặt Đơn vị tính

phận Mã-MH

Thành tiền

tính toán Đơn giá Mã-MH Số lượng đặt Tổng cộng Số lượng đặt Mô tả-MH

Đơn vị tính Mã-MH Đơn giá Mô tả-

MH Đơn vị tính Đơn giá Hình 4.9 Danh sách các thuộc tính và bảng với các bước chuẩn hoá

Biểu diễn bằng bảng của các kiểu thực thể liên kết. Trong đó mỗi bảng 2 chiều là kiểu thực thể. Mỗi cột là một thuộc tính, mỗi dòng là thực thể.

Trong mô hình ta vẽ các liên kết chính là thể hiện những đường truy nhập vì nó thể hiện các kết nối và phải và lần theo theo các mối nối. Trong mô hình quan hệ khái niệm xuất phát là bảng dữ liệu

Ví dụ về quan hệ: ĐƠNHANG - MATHANG - NGUOICCAP - DÒNG ĐH Mô hình thực thể liên kết E-R của hệ hoá đơn này

Một thí dụ khác: Trong xí nghiệp khi chấm công người ta sử dụng bảng chấm công như sau:

Bảng_chấm_công (c, t, m, p, r, g). Với các thuộc tính có ý nghĩa như sau: Công nhân có số hiệu c, tên là t làm trên máy có số hiệu m, ở phân xưởng p mà ông r là trưởng phân xưởng, với số giờ tích luỹ là g.

Các thuộc tính có thể thu thập như sau : Tên thuộc tính Giải thích ý nghĩa SH-máy Số hiệu máy Loại-máy Chủng loại

SH-PX Số hiệu phân xưởng Tên-PX Tên phân xưởng

Trưởng-PX Tên của trưởng phân xưởng Tên-CN Tên công nhân

Bậc-CN Tay nghề của công nhân

Chỉ số Chỉ số lương cho những bậc thợ Thời gian Thời gian làm việc

Tổng số giờ Số giờ tổng cộng của các máy đã chạy của một phân xưởng

Tháng Tên của tháng hiện thời

MA THANG

ĐON HANG

NGUOI CCAP

CÂU HỎI CÂU 1: Trình bày khái niệm mô hình thực thể liên kết

CÂU 2: Thực thể và kiểu thực thể

CÂU 3: Liên kết và kiểu liên kết ,các dạng liên kết

CÂU 4: Khái niệm toán học về mô hình quan hệ

CÂU 5: Hãy nêu các dạng chuẩn Công nhân Đứng máy Máy Bậc lương Phân xưởng S/X phân xưởng Mã CN SH-Máy Thời gian Mã CN Tên CN Bậc CN SH-PX SH máy SH- Pxưởng Loại máy SH-PX Tháng Tổng số giờ Bâc CN Chỉ số SH-PX Tên PX Số lượng PX Trưởng PX

Bài 5: HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH DOANH

MÃ BÀI: ITPRG04.5

Một phần của tài liệu Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp (nghề lập trình máy tính) (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)