2. Xác định và minh họa bằng đồ họa luồng luân chuyển thông tin trong hệ
2.2.2 Các mức diễn tả của biểu đồ luồng dữ liệu
BLD có thể được mô tả như sau:
Hệ thống cần thực hiện các chức năng nào ?
Sự liên quan giữa các chức năng ?
Hệ thống cần truyền đi cái gì ?
Các đầu vào nào cần truyền tới đầu ra nào ?
Hệ thống cần thực hiện dạng công việc nào ?
Hệ thống lấy thông tin ở đâu để làm việc ?
Và nó gửi kết quả công việc tới đâu?
Không phụ thuộc vào cách thức mô tả, BLD cần có các yêu cầu sau:
Không cần từ giải thích biểu đồ mà vẫn diễn tả được các chức năng hệ thống và tiến trình của luồng thông tin. Hơn nữa nó cần đơn giản để người sử dụng và người phân tích có thể hiểu nhau được.
Biểu đồ phải được trình bày cân đối trên cùng một trang biểu đồ (cho hệ thống nhỏ) và trên một vài trang biểu diễn chức năng ở cùng một mức (đối với hệ thống lớn hơn).
Tốt nhất là biểu đồ được trình bày với sự hỗ trợ của công cụ máy tính, bởi vì theo cách này biểu đồ sẽ nhất quán và tiêu chuẩn hoá. Hơn thế nữa, quá trình điều khiển sẽ được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.
Như đã trình bầy ở chương 1, biểu đồ BLD là mô hình hoá được thể hiện ở 2 mức vật lý và logic. Trong đó
Mức vật lí: Mô tả hệ thống làm như thế nào ? Mức này thường được sử dụng để nghiên cứu hệ thống hiện tại và thiết kế hệ thống mới sau này
Mức khái niệm (logic ): Mô tả hệ thống làm gì ? và ở đây không đề cập đến biện pháp công cụ xử lý. Mức khái niệm được sử dụng trong khi phân tích các yêu cầu của hệ thống.
Các hình thức biểu diễn biểu đồ : Trong một số tài liệu khác nhau với các phương pháp tiếp cận khác nhau người ta có thể dùng các kí hiệu không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên các thành phần cơ bản không thay đổi và nó được sử dụng nhất quán trong các quá trình phân tích và thiết kế .