Cạnh tranh nội bộ do nhập khẩu song song

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing quốc tế 2 (Trang 46 - 47)

Thị trường “xám”, không tuân thủ quy định quốc tế (bán phá giá)

HP Marketing quốc tế MKMA1108 272

Giá cả leo thang

Khái niệm: Giá cả leo thang là khi giá các sản phẩm được bán ở nước ngoài cao hơn so với giá bán chính sản phẩm đó ở thị trường trong nước

Nguyên nhân

Chi phí xuất khẩu (vận chuyển, bảo hiểm, chi phí tài chính, chi phí bao gói…)

Thuế và các chi phí hành chính

Tỷ giá/giá trị tiền tệ biến đổi

Lạm phát/giảm phát

Chi phí trung gian

Chi phí truyền thông

HP Marketing quốc tế MKMA1108

273

Làm sao để giảm leo thang giá

Giảm giá vốn hàng bán

Giảm thuế và chi phí hành chính

Ổn định tỷ giá, xác định giá trị đồng nội tệ

Ổn định giá tiêu dung

Giảm chi phí trung gian (giảm cấp trung gian, tìm thêm đối tác trung gian, giảm áp lực độc quyền, tìm phương thức phân phối hiệu quả hơn

Thương hiệu toàn cầu

Sử dụng khu thương mại tự do để tận dụng lợi thế

Bán phá giá

HP Marketing quốc tế MKMA1108 274

Cạnh tranh nội bộ do nhập khẩu song song

Ví dụ 1:Một công ty dược là chủ sở hữu của sáng chế Y (sản phẩm thuốc) được bảo hộ tại hai quốc gia A1 và B1. Công ty dược nói trên cấp li xăng sử dụng sáng chế Y cho công ty A tại nước A1, cho công ty B tại nước B1. Sản phẩm thuốc của A sau đó được xuất khẩu từ A1 sang B1 mà không được sự cho phép của B.

Ví dụ 2:X là chủ sở hữu của nhãn hiệu M (sản phẩm thuốc) được bảo hộ tại hai quốc gia A và B. Giá bán của thuốc M tại nước A là 2 đô la Mỹ, tại B là 5 đô la Mỹ. Một công ty Y tại nước A nhẩm tính: nếu mua sản phẩm tại A với giá 2 đô la Mỹ để đem bán tại B với giá 4 đô la Mỹ, sau khi trừ đi chi phí vận chuyển, hải quan cùng các chi phí liên quan khác thì Y vẫn có lãi. Mặt khác, với giá 4 đô la Mỹ, công ty Y lại có thể cạnh tranh tại thị trường B với chính công ty X (vốn là chủ sở hữu nhãn hiệu).

HP Marketing quốc tế MKMA1108

275

Cạnh tranh nội bộ do nhập khẩu song song

Nhập khẩu song song là hiện tượng nhập khẩu sản phẩm có thương hiệu từ nhiều nguồn khác nhau tới một thị trường, trong đó, các nguồn không chỉ là do chính chủ sở hữu nhãn hiệu cung cấp mà còn do người được cấp phép phân phối hoặc các chi nhánh cung cấp.

Nguyên nhân sâu xa của thương mại song song xuất phát từ sự khác biệt về giá của cùng một sản phẩm tại các thị trường khác nhau. Khi một sản phẩm có giá tại thị trường xuất khẩu thấp hơn so với thị trường nhập khẩu, việc chuyển dịch sản phẩm từ nước xuất để bán ở nước nhập sẽ thu được lợi nhuận – kể cả sau khi trừ đi các chi phí vận chuyển, hải quan. Nhà kinh doanh trong trường hợp này có thể thu được lợi nhuận bằng cách xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá song song thông qua các kênh chính thức.

Tại Việt Nam, hành vi nhập khẩu song song không bị coi là xâm phạm độc quyền nhập khẩu của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng tại Hoa Kỳ thì ngược lại.

HP Marketing quốc tế MKMA1108 276

“Thị trường xám”

Thị trường xám là thị trường trong đó những sản phẩm chính hãng không được kiểm soát bị tuồn ra ngoài và bán với giá thấp hơn giá hãng.

Thị trường này xuất hiện khi nhà gia công cố ý tiến hành sản xuất nhiều hơn số lượng được đặt hàng và tiến hành bán lượng hàng hoá dôi dư đó trên thị trường với một mức giá thấp hơn. Hành vi đó được gọi là hành vi tạo nên “thị trường xám”.

Trên thị trường quốc tế, hành vi này có thể gây ảnh hưởng lớn tới cạnh tranh, tới hình ảnh của thương hiệu trên thị trường sở tại, tạo nên một sự cạnh tranh không lành mạnh về giá giữa những nhà bán lẻ hoặc chuỗi kinh doanh chính hãng.

277

Một phần của tài liệu Bài giảng marketing quốc tế 2 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)