6.3.4. Sự phát triển một số phẩm chất nhân cách lứa tuổi SV
Về đời sống xúc cảm tình cảm của sinh viên
- Theo B.G.Ananhev và một số nhà tâm lý học khác, tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ
- Tình bạn cùng giới, khác giới ở tuổi sinh viên tiếp tục phát triển theo chiều sâu.
- Tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất đặc trưng do vị thế xã hội, trình độ học lực và tuổi đời qui định
6.4. Các hoạt động cơ bản lứa tuổi SV
6.4.1. Hoạt động học
6.4.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học 6.4.3. Hoạt động chính trị - xã hội 6.4.5. Hoạt động giao tiếp nhóm, tập thể
6.4.1. Hoạt động học
Bản chất của “hoạt động học”
-Hoạt động học là hoạt động lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng
- Hoạt động học làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động - Hoạt động học là hoạt động không chỉ hướng vào việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động, hay nói cách khác là lĩnh hội cả cách học
6.4.1. Hoạt động học Hình thành hoạt động học Hình thành hoạt động học - Hình thành động cơ học tập - Hình thành nhiệm vụ học tập - Hình thành hành động học + Hành động phân tích + Hành động mô hình hóa + Hành động cụ thể hóa + Hành động kiểm tra-đánh giá
6.4.1. Hoạt động họcĐặc điểm hoạt động học của SV: Đặc điểm hoạt động học của SV:
Hoạt động học tập mang tính chất chuyên ngành, phạm vi hẹp hơn, sâu sắc hơn và gắn liền với một nghề nhất định. Khả năng nhận thức cao, tư duy lý luận, sự suy đoán lôgic, khả năng trừu tượng và khái quát phát triển mạnh.
- Học tập nhằm lĩnh hội các tri thức, hệ thống khái niệm khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển phẩm chất nhân cách nghề nghiệp tương lai.
- Hoạt động nhận thức vừa gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, vừa không tách khỏi hoạt động nghề nghiệp.
6.4.1. Hoạt động họcĐặc điểm hoạt động học của SV: Đặc điểm hoạt động học của SV:
-Hoạt động học tập diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích, nội
dung, chương trình, phương thức, phương pháp đào tạo theo thời gian một cách chặt chẽ, đồng thời không quá bị khép kín mà có tính chất mở rộng khả năng theo năng lực, sở trường để phát huy được tối đa năng lực nhận thức trong nhiều lĩnh vực.
- Phương tiện hoạt động nhận thức được mở rộng và phong phú với các thư viện, phòng thực nghiệm, phòng bộ môn với các thiết bị khoa học cần thiết cho từng ngành đào tạo.
6.4.1. Hoạt động họcĐặc điểm hoạt động học của SV: Đặc điểm hoạt động học của SV:
- Phạm vi hoạt động nhận thức đa dạng: vừa rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, vừa phát huy việc học nghề một cách rõ rệt. - Hoạt động học tập mang tính độc lập, tự chủ, sáng tạo cao. Hoạt động tư duy trong quá trình học tập chủ yếu là tư duy lý luận, tư duy lôgic, khả năng trừu tượng và khái quát phát triển theo hướng phân tích, diễn giải, chứng minh các định đề khoa học.
6.4.2. Hoạt động NCKH
NCKH là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người. (Vũ Cao Đàm)
6.4.2. Hoạt động NCKH
NCKH là hoạt động rất đặc trưng của lứa tuổi sinh viên. Làm phát triển tối ưu tư duy sáng tạo và khả năng làm việc nhóm, hình thành tính độc lập nghề nghiệp và khả năng giải quyết một cách sáng tạo những nhiệm vụ thực tiễn khi bắt đầu lao động.
Nghiên cứu khoa học giúp sinh viên tự thể hiện và khẳng định được bản thân mình qua đó rèn luyện được những phẩm chất nghề nghiệp tương lai.
6.4.3. Hoạt động chính trị - xã hội