học tập và trong cuộc sống tốt hơn.
3.3. Nhận thức lý tính3.3.2. Tưởng tượng 3.3.2. Tưởng tượng
Tưởng tượng là gì ?
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
3.3. Nhận thức lý tính3.3.2. Tưởng tượng 3.3.2. Tưởng tượng
Bản chất của tưởng tượng:
-Nội dung phản ánh: Tưởng tượng phản ánh cái mới, những cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội, mang bản chất sáng tạo
-Phương thức phản ánh: Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới (biểu tượng mới - biểu tượng của tưởng tượng) trên cơ sở những biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động: chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hóa, loại suy...
-Sản phẩm của tưởng tượng:là các biểu tượng của tưởng tượng; là hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ
3.3. Nhận thức lý tính3.3.2. Tưởng tượng 3.3.2. Tưởng tượng
Đặc điểm của tưởng tượng:
- Tưởng tượng nảy sinh trước tình huống có vấn đề. - Tưởng tưởng mang tính khái quát.
- Tưởng tượng mang tính gián tiếp.
- Tưởng tượng quan hệ mật thiết với ngôn ngữ. - Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính.
3.3. Nhận thức lý tính3.3.2. Tưởng tượng 3.3.2. Tưởng tượng
Vai trò của tưởng tượng:
- Tưởng tượng giúp con người định hướng hành động của mình bằng cách hình dung ra trước sản phẩm của hoạt động và cách thức đi đến sản phẩm đó
- Tưởng tưởng thúc đẩy hoạt động của con người đạt kết quả cao ( đối với nhà giáo dục: hình dung ra mô hình con người mới mà giáo dục cần đạt tới)..
- Tưởng tượng có ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức và hình thành, phát triển nhân cách của học sinh
3.3. Nhận thức lý tính3.3.2. Tưởng tượng 3.3.2. Tưởng tượng
Các loại tưởng tượng:
-Tưởng tượng không chủ định :Là loại tưởng tượng không theo một mục đích định trước
-Tưởng tượng có chủ định:Là loại tưởng tượng theo một mục đích đặt ra từ trước, có kế hoạch và phương pháp nhất định nhằm tạo ra hình ảnh mới.
+ Tưởng tượng tái tạo: Là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng tượng dựa trên sự mô tả của người khác, của sách vở, tài liệu...
+ Tưởng tượng sáng tạo: Là quá trình xây dựng nên những hình ảnh mới chưa có trong kinh nghiệm cá nhân, cũng như chưa có trong xã hội.
3.3. Nhận thức lý tính3.3.2. Tưởng tượng 3.3.2. Tưởng tượng
Các loại tưởng tượng:
- Ước mơ và lý tưởng:
+ Ước mơ:Là một loại tưởng tượng tổng quát về tương lai, biểu hiện những mong muốn, ước ao gắn liền với nhu cầu của con người.
+ Lý tưởng:Là một hình ảnh mẫu mực, rực sáng mà con người muốn vươn tới. Nó là động cơ mạnh mẽ thôi thúc con người hoạt động vươn tới tương lai
3.3.2. Tưởng tượng
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng:
- Thay đổi kích thước, số lượng
Là cách tạo ra biểu tượng mới bằng cách thay đổi kích thước, số lượng, độ lớn … nhằm tăng lên hay giảm đi hình dáng của nó so với hiện thực
3.3.2. Tưởng tượng
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng:
-Chắp ghép
Là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau để tạo ra hình ảnh mới. Các bộ phận hợp thành hình ảnh mới không bị chế biến mà chỉ là sự ghép nối, kết dính giản đơn.
3.3. Nhận thức lý tính3.3.2. Tưởng tượng 3.3.2. Tưởng tượng
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng:
-Liên hợp
Là cách tạo hình ảnh mới bằng việc liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật với nhau. Các bộ phận tạo nên hình ảnh mới đều bị cải biến trong mối tương quan mới
3.3. Nhận thức lý tính3.3.2. Tưởng tượng 3.3.2. Tưởng tượng
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng:
- Điển hình hóa
Là cách tạo hình ảnh mới phức tạp, trong đó xây dựng những thuộc tính, đặc điểm điển hình của nhân cách đại diện cho một giai cấp hay một tầng lớp xã hội nhất định...
3.3. Nhận thức lý tính3.3.2. Tưởng tượng 3.3.2. Tưởng tượng
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng:
- Loại suy
Là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thật.
3.3. Nhận thức lý tính3.3.1. Hoạt động nhận thức
3.3.3. Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng
GiỐNG NHAU KHÁC NHAU