- Các phần thưởng tinh thần
2. Quản lý dinh dưỡng cho cây hồ tiêu
2.3.2. Triệu chứng thiếu nguyên tố trung, vi lượng
Hình 14: Lá thiếu Mg –
Thiếu Mangan (Mn): Xuất hiện ở lá gần ngọn. Cả lá non và lá già đều chuyển màu trắng vàng, gân lá vẫn giữ màu xanh. Nếu bị nặng trên lá tiêu xuất hiện các đốm hoại tử nhỏ, sau đó lan rộng.
Biện pháp khắc phục: nguyên nhân của hiện tượng thiếu Mangan một phần là do bón quá nhiều vôi, do đó cần phải điều chỉnh lượng vôi bón phù hợp với điều kiện đất đai. Trong trường hợp thiếu Mangan nặng, có thể phun Manganese sulphate với nồng độ 0,5% từ 1 đến 2 lần.
Hình 16: Lá thiếu Fe - Nguồn.Yara Viet Nam Ltd.
Hình 17: Lá thiếu Mn - Nguồn. Pepper production guide for Asia and Pacific
Thiếu Sắt (Fe): Xuất hiện trên các lá non trước. Lá non từ màu xanh chuyển sang vàng nhạt, có khi chuyển sang màu trắng. Nếu thiếu Sắt nặng, khoảng cách giữa 2 đốt tiêu bị ngắn lại so với bình thường, lá ngọn có xu hướng phân bố thành từng cụm.
Biện pháp khắc phục: trường hợp thiếu Sắt nặng có thể sử dụng sắt sulphate nồng độ 0,5% phun từ 1 đến 2 lần. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trường hợp cây tiêu bị thiếu Sắt nhẹ cây có thể tự phục hồi. Chú ý không nên bón quá nhiều vôi sẽ làm cho cây tiêu không hút được sắt.
Thiếu Bo (B): Triệu chứng của việc thiếu Bo là cây tiêu sinh trưởng kém hoặc ngừng sinh trưởng. Lá trên ngọn nhỏ, xoăn, có màu vàng trắng toàn bộ lá và gân lá. Cành nhánh ít phát triển, các đốt ngắn lại.
Biện pháp khắc phục: bón 10g Borat/trụ/năm sẽ khắc phục được hiện tượng thiếu Bo hoặc phun các loại phân bón lá chuyên dùng cho cây hồ tiêu.