Tuyến trùng Đặc điểm gây hạ

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn cho nông dân kỹ thuật sản xuất hồ tiêu bền vững (Trang 87 - 88)

- Sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc BVTV an toàn

2.6. Tuyến trùng Đặc điểm gây hạ

Đặc điểm gây hại

Ấu trùng tuyến trùng xâm nhập vào rễ cây qua phần đầu rễ, định vị và kích thích các tế bào phát triển thành tế bào khổng lồ để cung cấp dinh dưỡng cho tuyến trùng. Tế bào khổng lồ và những tế bào xung quanh chúng phát triển, hợp thành một khối, tạo ra nhiều nốt sưng trên rễ hồ tiêu, dẫn đến các mô bào không còn duy trì được chức năng lưu dẫn bình thường, quá trình vận chuyển dinh dưỡng và nước bị cản trở, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của các bộ phận trên mặt đất. Cây bị hại còi cọc, vàng lá, năng suất và chất lượng hồ tiêu giảm. Tuyến trùng nốt sưng thường có tương tác với các vi sinh vật gây hại trong đất, làm cho tác hại càng nghiêm trọng hơn, làm giảm khả năng chống chịu của cây đối với bệnh héo, gây chết cây, nhất là cây thời kỳ còn nhỏ.

Biện pháp phòng trừ:

- Biện pháp canh tác

- Để ngăn ngừa sự lây lan phát triển của tuyến trùng người ta có thể chọn giống sạch bệnh, giống chịu bệnh, kiểm tra vệ sinh đồng ruộng, xử lý các nông cụ. - Để phòng bệnh tuyến trùng, bà con nên luân canh, xen canh, làm mô đất để giúp thoát nước cho cây. Cần vệ sinh mô đất trồng, bón phân hữu cơ đã hoại

Hình 18: Rệp sáp hại hồ tiêu

mục và lượng phân hóa học cân đối cũng như tưới nước hợp lý, hạn chế tưới tràn... Nhằm tạo điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi cho tuyến trùng phát triển. Các biện pháp này cũng có tác dụng đáng kể trong việc phòng trừ tuyến trùng gây bệnh cho cây

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn cho nông dân kỹ thuật sản xuất hồ tiêu bền vững (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)