Bệnh thán thư (Collectotrichum gloeosporioides)

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn cho nông dân kỹ thuật sản xuất hồ tiêu bền vững (Trang 83 - 85)

- Sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc BVTV an toàn

2.4. Bệnh thán thư (Collectotrichum gloeosporioides)

Triệu chứng

- Nấm bệnh xâm nhập vào lá làm lá có màu nâu vàng sau chuyển sang màu đen. Vết bệnh hình bất định và có quầng vàng ở phía ngoài vết bệnh. Vết bệnh lan rộng làm khô lá và rụng.

- Bệnh thường phát sinh ở chóp và mép lá, về sau lan rộng vào trong phiến lá, lá bị bệnh nặng biến vàng. Bệnh cũng lây lan sang nhánh làm khô đốt, rụng cành.

- Nếu lây sang quả thì bệnh làm quả mới tượng bị khô và lép, còn các đốt thân thì thường ngắn lại, cây tiêu cằn cỗi nhưng nhìn bên ngoài vẫn có vẻ um tùm, ra bông ít, chùm bông ngắn, tỉ lệ đậu trái thấp, trên lá vết bệnh là những đốm lớn màu vàng sau chuyển màu nâu và đen dần, hình tròn hoặc không đều, chung quanh có quầng đen rộng hoặc lá có những phần vàng xanh xen kẽ làm lá có màu loang lổ.

Nguyên nhân và phát sinh phát triển bệnh

- Do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây ra

Hình 12: Bệnh thán thư trên cây hồ tiêu

- Bệnh thán thư phát triển mạnh khi nhiệt độ cao, nhất là độ ẩm lớn hơn hoặc bằng 90%. Bệnh hại rải rác trong năm, ở điều kiện bón phân không cân đối, chăm sóc kém bệnh sẽ phát triển nhiều.

Lưu ý: Bệnh thường bị nhầm lẫn với triệu chứng thiếu kali trên cây hồ tiêu. Cần chú ý phân biệt để phòng trừ đúng và hiệu quả.

Biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ bệnh thán thư cho cây tiêu cần chú ý các biện pháp sau: - Trồng tiêu ở mật độ thích hợp.

- Rong tỉa cây che bóng để tạo vườn cây thông thoáng.

- Vệ sinh vườn cây, thu gom và đốt các lá, dây tiêu bị bệnh ra khỏi vườn.

- Chăm sóc vườn tiêu đúng quy trình kỹ thuật để cây sinh trưởng và phát triển tốt. - Bón phân vô cơ cho cây tiêu đầy đủ và cân đối.

- Chăm sóc và bón đầy đủ phân hữu cơ hoai mục, bón đủ và cân đối các loại phân vô cơ, đặc biệt chú ý đến đợt bón phân sau khi thu hoạch quả.

- Tưới nước đầy đủ vào mùa khô. - Tạo hình để cây tiêu phát triển cân đối.

- Chỉ nên tiến hành phòng trừ bệnh vào những lúc bệnh gây hại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất. Sử dụng một trong các loại thuốc có các hoạt chất như Thiophanate – Methyl, Mancozeb + Metalaxyl, Fosetyl-alumilium, hoạt chất Propiconazole + Isoprothiolane, hoạt chất Hexaconazole để phòng trừ.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn cho nông dân kỹ thuật sản xuất hồ tiêu bền vững (Trang 83 - 85)