Yêu cầu quan trọng nhất đối với Tiêu chuẩn Vệ sinh An toàn Thực phẩm (VS ATTP) đối với hồ tiêu xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn cho nông dân kỹ thuật sản xuất hồ tiêu bền vững (Trang 120 - 122)

- Học viên tự thực hành Đánh giá kết quả thực

5. Yêu cầu quan trọng nhất đối với Tiêu chuẩn Vệ sinh An toàn Thực phẩm (VS ATTP) đối với hồ tiêu xuất khẩu

An toàn Thực phẩm (VS ATTP) đối với hồ tiêu xuất khẩu hiện nay và Biện pháp phòng ngừa

Cũng như nhiều nông sản khác, các nước nhập khẩu ngày càng hết sức quan tâm tới vấn đề VS ATTP khi họ mua hồ tiêu bởi hạt tiêu là thực phẩm dùng trực tiếp trong các bữa ăn. Với 3 loại tiêu chuẩn nêu trên, các tiêu chuẩn về vi sinh, vi khuẩn gây bệnh, kim loại nặng có thể loại bỏ dễ dàng khi các doanh nghiệp xuất khẩu đều đã có đầu tư thiết bị xử lý chế biến. Tuy nhiên, với tiêu chuẩn Hóa chất độc hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì không thể xử lý trong nhà máy bởi chúng đã ngấm vào bên trong các hạt hoặc xâm nhập vào hạt sau khi đã xử lý chế biến. Việc loại bỏ các chất độc hại và thuốc BVTVtrên hạt tiêu chỉ có thể làm ngay từ khi canh tác

Về loại tiêu chuẩn này, có 3 loại nhóm chất được các nước nhập khẩu kiểm soát rất nghiêm ngặt, đặc biệt ở thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc v.v. đó là:

(1) Thuốc BVTV tồn dư trên hạt tiêu;

(2) Các chất nhiễm bẩn trong quá trình trồng và thu hoạch; và (3) Các chất sinh học gây dị ứng (Biocide)

 Thuốc BVTV tồn dư trên hạt tiêu

Cũng như nhiều loại sản phẩm nông nghiệp khác, hồ tiêu khi trồng trên đồng ruộng thường bị nhiều loại sâu bệnh phá hại nên nông dân phải dùng thuốc hoá học để phòng trị. Tuy nhiên, hạt tiêu là loại không có vỏ bọc mà tiếp xúc trực tiếp với hoá chất hoặc hoá chất được rễ cây hút vào, theo mạch dẫn của cây đi vào phần bên trong của hạt, hạt tiêu lại được dùng làm thực phẩm sử dụng trực tiếp nên thuốc BVTV tồn dư trên hạt tiêu dễ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

người dùng. Thời gian gần đây có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh nhiều loại hoá chất BVTV có thể gây ung thư, quái thai, dị tật và nhiều bệnh nan y nên thế giới càng quan tâm và kiểm soát nghiêm ngặt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thường phối hợp với các tổ chức thương mại và các cơ quan quản lý nông nghiệp nghiên cứu đưa ra qui định về mức độ thuốc BVTV được phép tồn dư trên nông sản trong đó có hồ tiêu mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, gọi tắt là MRL (viết tắt tên Tiếng Anh của Maximum Residue Level) hay còn gọi là Dư lượng tồn dư tối đa cho phép của thuốc BVTV. Hàng năm, những loại thuốc BVTV mới sẽ được cơ quan nghiên cứu về sức khoẻ con người của các nước thử nghiệm, rà soát lại và kết luận là mức độ nào về MRL của các loại thuốc BVTV sử dụng sẽ đảm bảo không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.

Trong trường hợp loại hoá chất đó là quá độc, có thể gây hại nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người thì các nước có thể cấm hoàn toàn.

Theo Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA), Luật thực phẩm EU qui định thực phẩm nhập khẩu vào các nước thuộc Liên minh Châu Âu về cơ bản là tuân thủ theo qui định Codex Stan 193-1995. Theo đó khi hạt tiêu nhập khẩu vào Châu Âu phải khai báo hết sức chi tiết về các thông tin liên quan tới chất lượng hạt tiêu từ khi thu hoạch từ đồng ruộng, trong giai đoạn xử lý, chế biến cho tới khi xuống tàu xuất đi từ thông tin về trọng lượng, nhãn mác tới việc khai báo đầy đủ các đặc tính sinh học, lý hoá của hạt tiêu, đặc biệt là thành phần vi sinh vật và những hoá chất gì đã dùng để diệt khuẩn trên hạt tiêu.

Càng ngày do càng có nhiều cảnh báo về dư lượng thuốc BVTV ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng nên từ 2010, Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước phát triển (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan v.v.) càng đặc biệt quan tâm tới vấn đề dư lượng thuốc BVTV trên hạt tiêu, đặt ra nhiều rào cản thương mại nghiêm ngặt, mỗi năm lại có thêm danh mục các hoạt chất thuốc BVTV mới bị kiểm soát. Những năm 2014-2017 là các chất như Biphenyl, Carbendazim, Cypermethrin, Permethrin, Metalaxyl, Propamocab, Anthraquinon (AQ) v.v. Năm 2018, một số chất khác lại bị đưa vào diện xem xét như Chlorpyrifos Ethyl, Benfuracarb, Carbosulfan v.v. hoặc bị nâng mức MRL lên cao hơn như Metalaxyl.

- Carbendazim: Các nước, đặc biệt là Mỹ, Canada, Châu Âu cấm tuyệt đối chất Carbendazim, một loại thuốc thường dùng để trị bệnh đốm lá, thán thư v.v. trên hồ tiêu do chất này được cho là gây quái thai, dị tật, ung thư. Ở Việt Nam hiện nay Carbendazim là thành phần cơ bản (98%) của các loại thuốc

phát triển nông thôn cũng đã ban hành Quyết định cấm hoàn toàn sử dụng hoá chất này.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn cho nông dân kỹ thuật sản xuất hồ tiêu bền vững (Trang 120 - 122)