- Học viên tự thực hành Đánh giá kết quả thực
3. Yêu cầu chung của các nước về chất lượng hồ tiêu của Việt Nam
- Châu Âu: là một thị trường rộng bao gồm 28 nước( tính đến 2017) nằm trong Khối Liên minh Châu Âu (chủ yếu là các nước Tây Âu), trong đó có những nước mua hồ tiêu của Việt Nam lâu nay với khối lượng khá lớn hàng năm như Đức, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Ý v.v., chưa kể một số nước phía Đông Châu Âu cũng đang có xu hướng tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu các loại từ Việt Nam như Nga, Ba Lan, Hungaria, Belarus, Ucraina v.v.;
- Châu Phi: cũng đang tăng mạnh nhập hồ tiêu từ Việt Nam, những năm trước 2015 Châu Phi chỉ nhập trung bình 8.000-9.000 tấn mỗi năm nhưng từ 2016 đã nhập tới 14.000 tấn hồ tiêu các loại của Việt Nam.
3. Yêu cầu chung của các nước về chất lượng hồ tiêu của Việt Nam Việt Nam
Các nước trên thế giới đều nhập nhiều loại hồ tiêu của Việt Nam nhưng chủ yếu có Tiêu Đen, Tiêu Trắng, Tiêu Xanh (rút chân không hoặc ngâm muối), và các loại Tiêu nghiền Bột v.v. phục vụ chủ yếu cho ngành công nghiệp thực phẩm, ngoài ra còn dùng để chiết xuất ra các chất có trong hạt tiêu dùng cho ngành công nghiệp y dược để bào chế các thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh và các loại mỹ phẩm v.v.
Do chủ yếu dùng trực tiếp ăn ngay nên dù để dùng trong bất kỳ mục đích nào, với tất cả các mặt hàng hồ tiêu, chất lượng và vệ sinh an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu để khách hàng nước ngoài quyết định có mua hồ tiêu hay không. Với tất cả các nước trên khắp thế giới, hạt tiêu các loại đều nằm trong danh mục bị kiểm soát nghiêm ngặt bằng nhiều qui định của cơ quan bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng của các nước trong đó Châu Âu và Châu Mỹ và một số nước Châu Á như Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan v.v. là những vùng đưa ra nhiều qui định và kiểm soát nghiêm ngặt nhất.
Về mức độ qui định chất lượng và tiêu chuẩn an toàn tuy có khác nhau ở các nước nhưng đều có chung hai (02) qui định đối với hồ tiêu thu hoạch từ đồng ruộng (còn gọi là hạt tiêu nguyên liệu). Hai tiêu chuẩn chất lượng bắt buộc phải tuân thủ để có chất lượng đảm bảo tối thiểu đó là phải được sản xuất an toàn từ đồng ruộng theo Tiêu chuẩn GAP (Thực hành Nông nghiệp Tốt) và GMP (Thực hành Thu hoạch, Xử lý, Bảo quản và Chế biến Tốt).