2.3.1.1. Điều tra thường xuyên a. Khái niệm
Là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng nghiên cứu một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống và thường là theo sát quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.
Ví dụ: tổ chức chấm công cho lao động, doanh số bán hàng, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa.
b. Đặc điểm
Thu thập được số liệu đầy đủ sẽ theo dõi được tỉ mỉ về tình hình phát triển của hiện tượng theo thời gian. Đánh giá được sự phát triển, tích lũy của hiện tượng. Đây là cơ sở chủ yếu để lập các báo cáo thống kê định kỳ và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.
c. Hình thức
Báo cáo thống kê định kỳ. Thu thập số liệu dựa vào các biểu mẫu báo cáo thống kê được lập sẵn. Ghi chép vào một biểu mẫu có sẵn sự theo dõi của mình từ các đơn vị rồi gửi lên cấp trên tổng hợp. Báo cáo được thực hiện một cách thường xuyên và định kỳ theo nội dung phương pháp, biểu mẫu và chế độ báo cáo được định sẵn.
d. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm: Thường xuyên thu thập thông tin, nguồn thông tin lớn bao quát được nhiều lĩnh vực và vấn đề khác nhau. Nên dùng được trong phạm vi rộng. Theo dõi được toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Không làm mất thông tin.
- Nhược điểm: Chi tiết quá nên mất nhiều thời gian, chi phí khi thu thập thông tin. Thiếu tính hệ thống vì tràn lan nhiều mặt của thông tin.
2.3.1.2. Điều tra không thường xuyên a. Khái niệm
Là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng không thường xuyên, liên tục, không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Điều tra không thường xuyên được tiến hành vào một thời điểm nhất định. Ví dụ: điều tra tài sản cố định, điều tra gia súc gia cầm.
20
b. Đặc điểm
Các hiện tượng cũng như đối tượng nghiên cứu của điều tra không thường xuyên hầu như ít biến động, biến động chậm hoặc không cần theo dõi thường xuyên khi cần mới nghiên cứu. Các cuộc điều tra không thường xuyên thường được tiến hành với mục đích, nội dung phạm vi, đối tượng, phương pháp không giống nhau.
c. Hình thức
- Điều tra chuyên môn.
- Chỉ được tổ chức khi cần bổ sung thông tin. - Phục vụ những mục đích nhất định.
d. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm: Thời gian và chi phí được giảm bớt. Tập trung vào những vấn đề quan trọng cần nghiên cứu. Phục vụ được yêu cầu trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.
- Nhược điểm: Kết quả điều tra mang tính rời rạc, chỉ phản ánh được trạng thái của hiện tượng tại một thời điểm.