3.3.2.1. Tiêu thức phân tổ
Tiêu thức phân tổ thống kê đã được trình bày ở Chương 1. Có thể đưa ra khái niệm như sau: Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được lựa chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê.
Tiêu thức phân tổ thống kê là chỉ về một đặc tính, một đặc trưng cơ bản của hiện tượng nghiên cứu được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ hiện tượng nghiên cứu, đáp ứng mục đích yêu cầu phân tích đề ra. Tiêu thức phân tổ thống kê bao gồm các loại:
- Tiêu thức thuộc tính và tiêu thức lượng biến; - Tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả; - Tiêu thức thời gian và tiêu thức không gian.
Tiêu thức phân tổ sẽ nói lên những mặt khác nhau của hiện tượng. Như vậy, việc phân tổ chính xác và khoa học trước hết phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân tổ. Có thể nêu ra những yêu cầu sau đây về lựa chọn tiêu thức phân tổ:
Thứ nhất, phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản chất nhất, phù hợp với mục đích nghiên cứu. Tiêu thức bản chất là tiêu thức nói lên được bản chất của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh đặc trưng cơ bản của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Bản chất của mỗi hiện tượng có thể được phản ánh qua nhiều tiêu thức khác nhau, cho nên phải tùy
36
theo mục đích nghiên cứu mà dùng lý luận để chọn ra tiêu thức bản chất nhất.
Thứ hai, phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức phân tổ phù hợp. Cùng một hiện tượng nghiên cứu, nhưng phát sinh trong những điều kiện thời gian và địa điểm khác nhau, thì bản chất có thể thay đổi khác nhau. Vì vậy, tiêu thức phân tổ cũng mang ý nghĩa khác nhau.
Thứ ba, phải tùy theo mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tế mà quyết định phân tổ hiện tượng theo một hay nhiều tiêu thức. Nói chung, hiện tượng nghiên cứu thường phức tạp, cho nên việc phân tổ theo một tiêu thức, dù là tiêu thức bản chất nhất cũng chỉ phản ánh được một mặt nào đó của hiện tượng. Nếu phân tổ kết hợp theo nhiều tiêu thức, sẽ phản ánh được nhiều mặt khác nhau của hiện tượng, các mặt này có thể bổ sung cho nhau và giúp cho việc nghiên cứu thêm sâu sắc. Trong nhiều trường hợp phân tổ kết hợp giúp ta nghiên cứu mối liên hệ giữa các tiêu thức.
3.3.2.2. Xác định số lượng tổ
Sau khi đã chọn được tiêu thức phân tổ thích hợp, vấn đề tiếp theo là xét xem cần phân chia hiện tượng nghiên cứu thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu để xác định số tổ cần thiết.
Việc xác định số tổ cần thiết (bao nhiêu tổ) và ranh giới giữa các tổ phụ thuộc vào tiêu thức phân tổ là tiêu thức số lượng hay tiêu thức chất lượng (thuộc tính). Đối với mỗi loại tiêu thức này, vấn đề xác định số tổ cần thiết được giải quyết khác nhau.
- Đối với tiêu thức thuộc tính (tiêu thức không biểu hiện trực tiếp bằng con số). + Đối với trường hợp tiêu thức thuộc tính có ít biểu hiện, việc xác định ranh giới giữa các tổ và số tổ rất dễ dàng vì số tổ ít và ranh giới giữa các tổ được xác định một cách hiển nhiên.Ví dụ như: Tiêu thức giới tính chỉ có 2 biểu hiện là nam hay nữ. Trong trường hợp này ta coi mỗi biểu hiện khác nhau là một tổ.
+ Trường hợp tiêu thức thuộc tính có nhiều biểu hiện như loại hàng hóa có thể có hàng vạn mặt hàng khác nhau nhưng có những biểu hiện khác nhau, nên ta không thể căn cứ vào những biểu hiện trực tiếp mà phân tổ. Trường hợp này, trước khi phân tổ ta phải tiến hành ghép nhóm, phân loại trước. Người ta thường ghép một số loại hình nhỏ vào cùng một tổ theo nguyên tắc “Các loại hình đó phải giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất nào đó hay ý nghĩa kinh tế”.
37
đình, văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng… Mỗi nhóm trên ta phân thành một tổ. + Đối với một số phân tổ theo tiêu thức thuộc tính mà dùng cho toàn quốc có quy định chung thống nhất gọi là danh mục phân loại. Phương pháp phân loại là một công trình nghiên cứu khoa học, có tác dụng trong nền kinh tế quốc dân.
Ví dụ: Phân loại ngành kinh tế: Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Công nghiệp & tiểu thủ công nghiệp... theo quy định của Tổng cục Thống kê.
- Đối với tiêu thức số lượng: Cơ sở để xác định số tổ và phạm vi mỗi tổ là sự khác nhau về lượng biến của tiêu thức phân tổ. Tức là dựa vào sự biểu hiện lượng biến khác nhau mà sắp xếp các đơn vị vào các tổ khác nhau về tính chất.
+ Đối với tiêu thức số lượng có phạm vi lượng biến hẹp, các trị số lượng biến đều là số nguyên dương thì ứng với mỗi trị số lượng biến ta phân thành 1 tổ.
+ Trường hợp tiêu thức số lượng có khoảng cách (phạm vi) lượng biến lớn, lượng biến thiên liên tục và trị số lượng biến có thể nguyên hoặc thập phân. Trong trường hợp này, trước hết chúng ta phải xác định phạm vi lượng biến của các tổ và khoảng cách tổ, từ đó xác định số lượng tổ cần thiết.
Mỗi tổ sau phân chia sẽ được phân biệt bởi các giới hạn. Giới hạn dưới là giới hạn nhỏ nhất để cho một tổ hình thành. Giới hạn trên là giới hạn lớn nhất của tổ, nếu vượt qua giới hạn này sẽ biến thành tổ khác. Chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ gọi là khoảng cách tổ. Khoảng cách tổ có thể đều nhau hoặc không đều nhau tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất hiện tượng nghiên cứu.
Tổ đầu và tổ cuối có thể chỉ có 1 giới hạn. Những tổ đó gọi là tổ mở. Việc thành lập các tổ mở trong thống kê rất cần thiết vì nó có tác dụng thu nạp đầy đủ các đơn vị có trị số tiêu thức nhỏ và cực lớn. Trường hợp này gọi là phân tổ có khoảng cách tổ.
Tuy nhiên, việc xác định số lượng tổ cần phải đảm bảo nguyên tắc sao cho công việc phân tích đạt hiệu quả. Vì vậy, mỗi một tổ được hình thành phải thể hiện rõ sự khác biệt về đặc trưng của nó (sự khác biệt về chất của hiện tượng nghiên cứu).
Ranh giới giữa các tổ được xác định như sau:
+Trị số lượng biến của tiêu thức phân tổ biến thiên không liên tục thì giới hạn dưới của 1 tổ nào đó là trị số sát với giới hạn trên của tổ trước và giới hạn trên của tổ đó là trị sát với giới hạn dưới của tổ sau.
38
Bảng 3.1. Phân tổ với khoảng cách không đều nhau Phân tổ theo độ tuổi Số người (người)
< 16 1.520
16 đến 60 1.010
60 đến 100 800
100 50
+ Trị số lượng biến của tiêu thức phân tổ biến thiên liên tục thì giới hạn dưới của tổ nào đó là trị số trùng với giới hạn trên của tổ trước và giới hạn trên của tổ đó là trị số trùng với giới hạn dưới của tổ sau.
Bảng 3.2. Phân tổ với khoảng cách đều nhau
Phân tổ theo diện tích giao đất LN (ha) Số hộ gia đình được giao (hộ)
5 đến 10 50
10 đến 15 35
15 đến 20 20
20 đến 25 10
Chú ý: Nếu có đơn vị tổng thể nào đó có trị số lượng biến của tiêu thức phân tổ trùng với giới hạn giữa 2 tổ thì thông thường người ta xếp vào tổ trước (tức là tổ có trị số tiêu thức phân tổ bé hơn).
Trong thực tiễn đối với những hiện tượng mà sự biến đổi về chất đều đặn từ nhỏ đến lớn, thấp đến cao người ta thường và có thể phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau. Khi đó khoảng cách tổ được xác định theo công thức sau:
h = max nmin
Trong đó:
max
: Trị số lượng biến lớn nhất của tiêu thức;
min
: Trị số lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức; h: Trị số khoảng cách tổ;
n: Số tổ định chia.