Để đảm bảo các kết quả điều tra đạt độ chính xác cao, cần áp dụng một số biện pháp để hạn chế sai số.
Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra: Thông thường, trong các cuộc điều tra thống kê, công tác chuẩn bị chiếm vị trí rất quan trọng, nó đòi hỏi một sự đầu tư
27
chất xám khá lớn. Công tác chuẩn bị càng chu đáo, tỉ mỉ, thận trọng và chi tiết, đặc biệt là trong cách thiết lập phương án điều tra, xây dựng phiếu điều tra, lựa chọn và tập huấn cán bộ điều tra càng làm tốt, sai số điều tra càng giảm.
Tiến hành kiểm tra có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra: Kiểm tra là biện pháp có hiệu quả để sửa chữa, uốn nắn kịp thời các sai lầm có thể mắc phải trong quá trình điều tra. Việc kiểm tra được tiến hành theo nhiều giai đoạn khác nhau. Trước hết, cần tiến hành kiểm tra ngay từ giai đoạn chuẩn bị xem các khâu cần chuẩn bị đã được đầy đủ, chu đáo chưa. Việc kiểm tra trong giai đoạn thu thập thông tin, việc ghi chép số liệu ban đầu nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên điều tra cũng có ý nghĩa quan trọng. Nghiệm thu phiếu điều tra là một khâu điều tra có ý nghĩa quyết định. Trong giai đoạn này, người ta cần kiểm tra xem các phiếu điều tra có đầy đủ hay không, các câu trả lời, các con số được ghi chép trong từng phiếu có được tính toán đúng, đủ không, có hợp logic không, có mâu thuẫn với nhau không. Nhìn chung, việc kiểm tra, nghiệm thu phiếu điều tra có tác dụng rất lớn, nhưng nó đòi hỏi người kiểm tra phải có trình độ, kinh nghiệm hiểu biết thực tế và rất nhạy cảm. Tiếp theo, việc nhập số liệu vào máy cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Thực tế cho thấy đây cũng là một khâu dễ làm phát sinh sai số. Nhiều cuộc điều tra, người ta yêu cầu nhập hai lần độc lập với nhau, để khắc phục những sai sót có thể xảy ra trong quá trình nhập số liệu. Ngày nay, với việc sử dụng công nghệ máy quét, các sai số xảy ra trong quá trình nhập số liệu được hạn chế đáng kể.
Ngoài ra, trong các cuộc điều tra chọn mẫu, người ta còn tiến hành kiểm tra tính đại diện của các đơn vị được chọn để điều tra.
28
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Câu 1: Phân tích những vấn đề chung của điều tra thống kê ở Việt Nam: Khái niệm, vai trò, hình thức tổ chức?
Câu 2: Phân tích các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê. Cho ví dụ minh họa? Câu 3: Phân biệt các loại điều tra thống kê. Cho ví dụ minh họa?
Câu 4: Trình bày những nội dung chủ yếu của một phương án điều tra? Câu 5: Trình bày các loại sai số trong điều tra thống kê và các biện pháp khắc phục?
Câu 6: Giới thiệu một cuộc điều tra thống kê cụ thể ở nước ta mà bạn biết. Qua đó, hãy xác định rõ mục đích, phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra và nội dung của cuộc điều tra này?
29
Chương 3
TỔNG HỢP THỐNG KÊ